linh_vat

DANH MỤC SẢN PHẨM

Tin tức Tin tức công nghệ Máy tính chơi game Máy tính Workstation Review sản phẩm Máy tính văn phòng Tin khuyến mãi Tuyển dụng Dịch vụ IT văn phòng Dự án văn phòng Thông tin hoạt động

Sự khác biệt giữa máy tính dành cho đồ họa và máy tính chơi game

6049 Views -

Nhiều người vẫn bị nhầm lẫn giữa máy tính chơi game và máy tính dành cho đồ họa, vì nghĩ rằng chúng đều có cấu hình khủng như nhau. Nhưng trên thực tế thì 2 loại máy tính này có rất nhiều điểm khác nhau, và mỗi loại chuyên biệt cho một chức năng riêng. Cùng tìm hiểu sự khác biệt giữa máy tính đồ họa và máy tính chơi game nhé.

Máy tính đồ họa (PC Workstation) là gì?

máy tính đồ họa Workstation

Đây là loại máy tính (còn được gọi là máy trạm) chuyên đồ họa, có cấu hình cao và sử dụng chủ yếu trong một số các lĩnh vực chuyên môn như đồ họa, kỹ thuật cơ khí, y tế, nghiên cứu khoa học, phim ảnh, xử lý âm thanh…

Những đặc điểm dễ thấy nhất của một chiếc Workstation là bộ xử lý CPU mạnh mẽ, card đồ họa khủng, dung lượng bộ nhớ RAM và ổ cứng lớn hơn so với các máy tính thông thường. Máy tính này được thiết kế đặc biệt cho mục đích duy trì hiệu suất theo thời gian. Các linh kiện phần cứng đều đạt sự hoàn hảo về chất lượng, ổn định, độ bền cao.

Xem thêm: Sự khác nhau giữa máy tính văn phòng và máy tính chơi game

Máy tính gaming là gì?

máy tính chơi game

Cũng giống như Workstation, máy tính chơi game cũng có cấu hình mạnh hơn so với các loại máy tính thông thường. Nó được thiết kế chuyên biệt - tối ưu để phục vụ cho mục đích chơi game. Các linh kiện phần cứng của máy cũng được trang bị sao cho phù hợp nhất với các tựa game, để có thể chiến mượt game.

Hiện nay các trò chơi ngày càng đòi hỏi cấu hình máy tính có thông số kỹ thuật cao. Chính vì thế PC chơi game cũng phải chạy đua bằng các bộ phận mạnh mẽ hơn nhiều hơn so với trước đây. Trò chơi cũng giống như một ứng dụng, chương trình đặc thù nên máy tính chơi game cũng được tối ưu để đáp ứng nhu cầu đó một cách cụ thể.

Sự khác biệt giữa PC gaming và PC dành cho đồ họa

Trước tiên ta đi sẽ điểm qua sự giống nhau giữa 2 loại máy tính chơi game và máy tính đồ họa. Chúng cùng là những bộ máy tính được thiết kế cấu hình dựa trên từng yêu cầu sử dụng riêng. Cả 2 được tinh chỉnh để phù hợp với từng nhiệm vụ mà mình đảm nhận. Mục đích cuối cùng của những cây máy tính này là hoạt động tốt nhất ứng dụng mà người dùng cần.

Sự khác biệt lớn nhất giữa máy tính chơi game và máy tính Workstation trước tiên là mục đích sử dụng. PC Gaming hướng đến đối tượng game thủ, thiên về giải trí. Workstation hướng đến đối tượng người dùng làm việc cường độ cao nhiều hơn. Máy tính Workstation được thiết kế để giải trí các công việc yêu cầu tính đa nhiệm cao, xử lý - tính toán khối lượng lớn thông tin trong cùng một thời điểm.

Tuy nhiên, tùy vào nhu cầu của từng người mà cây máy tính chơi game hay đồ họa đều sẽ được build theo các quy chuẩn khác nhau. Có những cây máy tính chơi game hoàn toàn có thể chuyển sang hướng chơi game và ngược lại. Điểm cần lưu tâm nhất là chi phí người dùng bỏ ra và mục đích sử dụng là gì.

So sánh sự khác biệt trong phần cứng của PC đồ họa và PC gaming

Phần cứng của mỗi máy sẽ được trang bị để tối ưu hiệu năng chính của nó. Nên giữa 2 dòng máy này phần lớn các phần cứng sẽ có sự chênh lệch lớn.

CPU máy trạm và CPU máy tính gaming

cpu máy trạm và cpu máy gaming

Máy trạm Workstation thông thường sẽ trang bị một CPU được trang bị nhiều nhân/luồng xử lý dữ liệu. Điều này giúp cho bộ máy tính này có thể dễ dàng xử lý đa nhiệm nhiều tác vụ cũng như quản lý nhiều user cùng một lúc. Đối với những case máy tính PC gaming, CPU được trang bị không nhất thiết phải có quá nhiều nhân/luồng vẫn có thể xử lý mượt mà các tác vụ trong game. Các game hiện nay thông thường chỉ yêu cầu một CPU có 4 nhân.

Một điểm cần quan tâm ở CPU nữa là: CPU Workstation thường có tốc độ xử lý xung nhịp không cao như các CPU trang bị trong máy tính PC chơi game. CPU tối ưu nhất cho WORKSTATION hiện nay trang bị lên tới 64 nhân/128 luồng xử lý boost xung nhịp đạt 4.3 GHz. Trong khi đó, phục vụ tốt nhất cho chơi game là CPU có 10 nhân/20 luồng với tốc độ xử lý xung nhịp boost tối đa lên tới 5.3GHz.  

GPU của máy tính dành cho đồ họa và máy tính chơi game

GPU hay nói dễ hiểu là card đồ họa là 1 trong những linh kiện khác có sự khác biệt trong case máy tính đồ họa và máy tính chơi game. GPU của máy trạm thường sẽ được trang bị với thông số cao hơn những case máy tính chơi game thông thường. Nó vừa hỗ trợ xử lý đồ họa, vừa hỗ trợ các tính toán đặc thù khác trong nghiên cứu và thiết kế. Được tinh chỉnh sao cho phù hợp với nhiều ứng dụng phần mềm chuyên dụng trong làm việc hơn. Một case PC Workstation có thể trang bị nhiều hơn 1 card đồ họa rời.

Còn máy tính chơi game lại khác, các tinh chỉnh hướng đến người dùng chơi game và tương thích với nhiều tựa game hiện đang có nhất có thể. Tất cả làm cho quá trình trải nghiệm chơi game đỉnh cao nhất chứ ít chú trọng vào tính hiệu quả trong làm việc. Và để chơi game thì 1 card đồ họa đủ tốt là anh em có chiến game thoải mái.

Ram của máy trạm và máy tính chơi game

ram máy tính

Máy tính chơi game chỉ cần Ram có dung lượng 8GB-16GB là đã có thể chơi mượt tất cả các trò chơi máy tính. Nhưng đối với máy trạm thì nó yêu cầu dung lượng RAM lớn hơn nhằm xử lý dữ liệu đa nhiệm, chuyên sâu. Máy trạm thông thường có Ram từ 16GB, 32GB đến 64B và những dòng máy cao cấp đạt 128GB và hơn thế nữa.

Ngoài ra các máy tính dành cho đồ họa thường có xu hướng sử dụng một loại RAM khác được gọi là bộ nhớ sửa lỗi (ECC). Đây là loại Ram có thể cải thiện sự ổn định trong các chương trình nhằm ngăn chặn lỗi dữ liệu. Các máy tính chơi game thì không cần đến nó, nó đắt hơn các loại RAM thường và đôi khi hoạt động yếu hơn ở các trường hợp khác nhau.

So sánh về bo mạch chủ của PC đồ họa và PC chơi game

Bởi vì nhiều yếu tố khác nhau cả về CPURAM - Card đồ họa trong 2 loại cây máy tính nêu trên nên bo mạch chủ tương thích với các linh kiện cũng không giống nhau. Mainboard sẽ được thiết kế kỳ công hơn, trang bị nhiều tính năng chuyên dụng hơn trên bo mạch chủ sử dụng cho đồ họa và chơi game. Nhưng điều mà chúng ta có thể chắc chắn là mainboard dành cho PC Workstation thường lớn hơn các bo mạch chủ phục vụ chơi game.

Trên đây là những điểm khác biệt giữa máy tính dành cho đồ họa và máy tính chơi game. Để sở hữu những chiếc máy tính đồ họa hoặc gaming chất lượng, bạn hãy liên hệ ngay với Minh An Computer nhé. Chắc chắn bạn sẽ hài lòng với chất lượng và mức giá sản phẩm tại Minh An.

→ Xem thêm: 

* Máy tính workstation và những điều cần biết

* Cấu hình máy tính học thiết kế đồ họa ngon lành

* Những lưu ý khi build máy tính đồ họa