linh_vat

DANH MỤC SẢN PHẨM

Tin tức Tin tức công nghệ Máy tính chơi game Máy tính Workstation Review sản phẩm Máy tính văn phòng Tin khuyến mãi Tuyển dụng Dịch vụ IT văn phòng Dự án văn phòng Thông tin hoạt động

Nắm CƠ BẢN PC - Máy tính Workstation là gì? [Những bộ máy trạm chuyên dụng]

1270 Views -

Mọi người thường thắc mắc máy tính bộ WORKSTATION có gì khác biệt so với máy tính để bàn thông thường. Tại sao những ai làm việc đồ họa chuyên nghiệp.ưu tiên sử dụng loại máy tính này. Chúng có điểm gì đặc biệt và công dụng chính là gì?.Hãy cùng tham khảo, thảo luận cùng Minh An Computer về khái niệm này nhé.

nhung-dieu-co-ban-can-biet-ve-may-tinh-workstation

Máy tính Workstation là gì?

1. Khái niệm PC WORKSTATION

Workstation là 1 chiếc máy tính trạm đặc biệt được thiết kế cho cá nhân.hay doanh nghiệp cần cấu hình để đáp ứng được nhu cầu làm việc lớn. Workstation thường sử dụng trong các lĩnh vực đồ họa,.kiến trúc, thiết kế, render video, dựng phim, xử lý hình ảnh, .... Nói nôm na, những bộ máy tính này sinh ra để xử lý phần mềm, ứng dụng nặng,.hoạt động trong thời gian dài, liên tục, và.có thể kết nối với nhiều máy tính khác qua hệ thống mạng để xử lý chung 1 công việc.

cây pc workstation được build tại minh an

Bộ PC Worksation Asus Cosmic Vition trang bị CPU AMD Ryzen 9 5950X (16 nhân xử lý)

Cấu hình Worksation thường có cấu hình cao hơn các máy tính thông thường. Đặc biệt là bộ xử lý (CPU), card đồ họa (VGA), bộ nhớ trong (RAM), ổ cứng lưu trữ (Storage). Từ đó, chúng đem lại khả năng xử lý, đồ họa,.đa nhiệm một cách vượt trội trong thời gian dài mà vẫn rất ổn định. Workstation được thiết kế để tối ưu hóa việc xử lý các nguồn dữ liệu phức tạp như: các bản vẽ 3D trong cơ khí, mô phỏng thiết kế, hay logic toán học, y học, nghiên cứu AI. Ứng dụng mới đây nhất là các nhà khoa học.đã dùng WORKSTATION trong việc nghiên cứu và tìm hiểu về virus SARS-CoV-2.

Tuy nhiên, điều này không có nghĩa rằng tất cả những PC Workstation đều có cấu hình khủng. Chúng ta vẫn có thể build được những bộ máy tính Workstation giá rẻ theo từng nhu cầu riêng. Lúc này, cấu hình sẽ được giảm xuống theo nhu cầu lẫn hiệu năng mà bạn mong muốn. 1 bộ Workstation có giá chỉ 20 triệu đồng nếu bạn biết xây dựng đúng cách.

2. Hiệu năng làm việc khủng của máy tính đồng bộ Workstaion

Làm việc hay nghiên cứu các khối dữ liệu phức tập cần đến 1 bộ não có thể đáp ứng được hiệu suất cao, tính chính xác tuyệt đối trong thời gian nhanh nhất. 1 Bộ cấu hình Workstation khủng sẽ giúp người dùng giải quyết các vấn đề cần thiết này.

Phần mềm đồ họa workstation

Workstation cấu hình cao cho khả năng xử lý tốt trên hầu hết các phần mềm máy tính

2.1. Khả năng đa nhiệm tuyệt vời 

Nhờ vào bộ cấu hình chuyên biệt dành cho xử lý.nhiều loại thông tin cùng một lúc. Máy tính Workstation luôn hỗ trợ đa nhiệm tuyệt vời. Việc xử lý nhiều tác vụ nặng cùng 1 thời điểm sẽ được bộ máy tính này giải quyết một cách nhẹ nhàng. Workstation nổi bật với CPU trang bị nhiều nhân/luồng, Mainboard cao cấp nhất, RAM dung lượng lớn, ổ cứng tốc độ cao cùng khả năng lưu trữ dữ liệu khổng lồ.

2.2. Làm việc chuyên nghiệp

Việc thiết kế, làm việc, thao tác đồ họa, render video,.preview diễn ra mượt mà, độ trễ thấp là những yếu tố để người dùng chọn những chiếc máy tính Workstation. Đối với các tổ chức, doanh nghiệp lớn, Workstation góp phần quản trị, xử lý khối lượng lớn dữ liệu nhanh chóng và ổn định. Ngoài ra, khả năng tối ưu phần cứng của những PC Workstation cũng được thực hiện 1 cách kỹ càng, chi tiết nhất.

2.3. Độ tin cậy khi sử dụng cao

Những bộ máy tính Workstation luôn đảm bảo tính bảo mật về thông tin, ổn định trong hoạt động. Trong nó trang bị những linh kiện có khả năng tự kiểm tra và sửa chữa lỗi (ECC). Thêm với đó là bộ nguồn công suất lớn, hệ thống làm mát xuyên suốt giúp máy hoàn toàn có thể hoạt động liên tục qua nhiều năm.

3. Cấu tạo của 1 bộ PC WORKSTATION

linh kiện trong pc workstaiton

Hầu hết các linh kiện của PC Workstation tương tự như PC thông thường

3.1. Bộ xử lý CPU

Với một bộ máy tính Workstation thì CPU có khả năng xử lý thông tin đa nhiệm cực khủng. Thông thường là các dòng sản phẩm CPU Xeon &.X của Intel hay Threadripper ở AMD. Các CPU này thường có số nhân/số luồng lớn. Bộ xử lý càng nhiều nhân và luồng càng cho khả năng xử lý nhiều công việc một lúc.cũng như chạy các tác vụ đặc biệt tốt hơn.

Ngoài ra, việc sử dụng đa CPU cũng là điểm khác biệt lớn trên các.bộ máy tính WORKSTATION so với PC thông thường. Từ đó mà quá trình làm việc được hỗ trợ đắc lực. Ví dụ: các công việc nghiên cứu khoa học, vẽ bản đồ,.thiết kế đồ họa, render video chất lượng cao.

Ngày nay, dòng Threadripper đang tạo ra một làn sóng trong thị trường nhờ vào những CPU.có giá trị/hiệu năng cực tốt. Số tiền bỏ ra cho mỗi đơn vị nhân và luồng thấp hơn Intel Xeon. Intel cũng đã ra các chính sách giảm giá thành nhưng xét về chi phí thì lợi thế vẫn đang nghiêng về AMD.

Lưu ý: Với những nhu cầu thấp hơn, bạn cũng có thể build cho mình những bộ máy tính Workstation sử dụng CPU Intel Core i hay AMD Ryzen.

3.2. Bộ nhớ trong RAM

Bộ nhớ RAM của những cây Workstation.luôn được trang bị tính năng tự sửa lỗi ( ECC). Nó tự động sửa chữa các lỗi nhỏ trong quá trình xử lý dữ liệu. Lỗi mà nhiều các bộ nhớ tiêu chuẩn hay non-ECC không tự xử lý được. Những sai sót này có thể không đáng gì đối với người dùng thông thường.nhưng cực kì nghiêm trọng nếu máy đang thực hiện các hoạt động duy trì máy chủ, nghiên cứu, phân tích khối dữ liệu lớn.

ram pc workstation

Máy trạm thường dùng các loại RAM có tính năng tự sửa lỗi

Phần lớn các CPU ở những bộ PC Gaming thường hỗ trợ.dung lượng RAM từ 32GB đến 64GB được xem là rất tốt rồi,.nhưng đối với máy trạm Workstation.thì có thể lớn hơn gấp nhiều lần. Một số máy tính có bộ nhớ RAM được hỗ trợ lên tới 256GB.

3.3. Bo mạch chủ mainboard

Máy tính Workstation và những điều cần biết

Mainboard đối với dòng máy tính cao cấp này khác biệt so với PC thông thường. Những điểm đáng chú ý có thể kể đến như sau:

- Bo mạch chủ sử dụng linh kiện chất lượng cao.

- Sử dụng chipset cao cấp, hỗ trợ nhiều tính năng đặc biệt.

- Có thể hỗ trợ đa (nhiều) bộ xử lý CPU.

- Hỗ trợ nhiều khe cắm RAM với dung lượng lớn.

- Tích hợp chipset có hệ thống RAID.

Các bo mạch chủ này được thiết kế tỉ mĩ, chuyên dụng để đạt được mục đích giúp cho.toàn bộ hệ thống được hoạt động một cách liên tục, chính xác, ổn định, lâu dài.

Tùy vào nhu cầu khác nhau, bạn sẽ chọn bo mạch chủ có tính tương thích cao nhất với CPU để phát huy tối đa hiệu suất hoạt động của bộ PC Workstation. Linh hoạt chọn mainboard có thiết kế tích hợp 1 hoặc 2 CPU.

3.4. Card đồ họa VGA

Đây là bộ phận không thể thiếu của một máy tính WORKSTATION. Chúng sử dụng những chip đồ họa hay card màn hình rời khủng.khác hoàn toàn với GPU tích hợp sẵn trên các CPU. Sử dụng card đồ họa có thể dùng cho xử lý ảnh thông thường cho đến các tác vụ đồ họa phức tạp CGI. Cường độ hoạt động đồ họa càng nhiều thì GPU yêu cầu càng mạnh.

may-tinh-workstation

Máy trạm có thể trang bị nhiều GPU

Những bộ máy tính trạm Workstation phân khúc thấp sử dụng.card màn hình gaming như NVIDIA GeForce hay AMD Radeon. Chúng có thể chạy các phần mềm đồ họa chuyên nghiệp phát triển từ Autodesk hay Adobe. Nhưng không thể phù hợp với các công việc yêu cầu tính chuẩn xác cao. Để xử lý những tác vụ đồ họa cực chuyên nghiệp phải cần đến dòng.Radeon Pro của AMD hay Quadro RTX từ NVIDIA.

Những card màn hình này không có ngoại hình hay thông số kỹ thuật khác biệt nhiều so với các card đồ họa gaming. Tuy nhiên, chúng hỗ trợ nhiều tiện ích phần mềm và trình điều khiển ứng dụng hơn. Chính vì thế mà giá của những card VGA này cũng cao hơn. Các trình điều khiển driver luôn được kiểm tra toàn diện về độ tương thích, tính ổn định, và hiệu suất hoạt động bằng các phần mềm chuyên biệt.

Có thể nói NIVIDA GeForce hay AMD Radeon chuyên thiết kế dành cho nhu cầu Gaming. Mặc dù vậy, đối với những bộ PC Workstation giá rẻ hay tầm trung bạn vẫn nên chọn lựa những model card đồ họa này. Chúng vẫn đáp ứng tốt các nhu cầu của 1 bộ PC Workstation nếu bạn biết kết hợp và xây dựng cấu hình đúng cách.

3.5. Ổ cứng HDD/ SSD

Đối với phần lưu trữ thì cũng tương tự các loại máy tính truyền thống khác. Bao gồm các chuẩn giao tiếp M.2 (SSD), 3.5 inch SATA HDD, hay 2.5 inch SATA SSD. Tuy nhiên, Workstation cũng hỗ trợ nhiều công nghệ ổ cứng và tiến trình khác để phục vụ những nhu cầu chuyên biệt. Có thể kể đến như kết nối Serial Attached SCSI (SAS) - loại giao diện ổ cứng chỉ có trong các mainboard cao cấp và sever. Nó cho phép các ổ cứng có kích thước khác nhau vẫn có thể kết nối với nhau qua các sợi cable chuyên dụng.

ổ cứng máy tính workstation

Nhiều loại ổ cứng khác nhau trong bộ PC Workstation

- SATA là loại cứng phổ thông có giá rẻ. Dung lượng của ổ cứng này lớn nhưng tốc độ truy xuất dữ liệu không cao (20 MB/s - 100 MB/s).

- SAS là loại ổ cứng trung cấp có giá tầm trung. Dung lượng lớn từ 300 GB - 1TB, có độ bền và tốc độ cao hơn SATA (200 MB/s - 1000 MB/s).

- SSD thuộc loại ổ cứng thể rắn cao cấp. Ngày nay, nó đáp ứng được cả về tốc độ lẫn dung lượng. Tốc độ đọc/ghi có thể đạt 3.500 MBps/3.000 MBps. SSD tiết kiệm điện năng hơn, không gấy tiếng ồn nhiều. Đặc biệt ổ cứng này hoạt động rất mát và có khả năng chống sốc.

4. Thương hiệu Workstation nổi tiếng

Trên thế giới hiện nay có nhiều nhà sản xuất máy tính Workstation. Thương hiệu được nhắc đến phổ biến có thể kể đến với một số cái tên là Dell, HP, Lenovo, Gigabyte, MSI, Asus,... Mỗi thương hiệu đều cung cấp đến người dùng những phân khúc sản phẩm khác nhau phù hợp với từng điều kiện sử dụng riêng. Ngoài ra, Apple, Acer hay Microsolf cũng có những cấu hình Workstation rất khủng được trang bị để vận hành hệ thống khổng lồ trong tập đoàn của họ. Sau đây, chúng ta cùng điểm qua những bộ Workstation khủng của 1 vài hãng sản xuất lớn trên thế giới.

bộ PC Workstation HP

Dòng máy HP Z Workstation có cấu hình cực khủng

4.1. Máy tính Workstation HP

Với HP, chúng ta có thể nhận thấy được sự khủng khiếp trong cấu hình của 1 bộ PC Worksationg qua cái tên HP Z8. PC trang bị cấu hình gồm các thông số như:

  • Bộ xử lý: Dual CPU Intel Xeon 56 nhân xử lý
  • Bộ nhớ trong: 3TB RAM ECC có tích hợp Intel Optane DC Persistent
  • Ổ cứng: Dung lượng lên tới 48TB
  • Card đồ họa rời: 2 x NVIDIA RTX A6000 + 1 x AMD Radeon Pro WX9100
  • Hệ điều hành: Windows 10 Pro For Workstation/Linux Ubuntu

4.2. Máy tính Dell Workstation

Đại diện cho dòng Dell, bạn có thể tìm đến cái tên Precision 7920 Tower Data Science Workstation để thực hiện các nhu cầu làm việc - nghiên cứu hiện nay. Máy trang bị cấu hình gồm:

  • Bộ xử lý: Dual CPU Intel Xeon 16 nhân xử lý
  • Bộ nhớ trong: 192GB RAM ECC
  • Ổ cứng: SSD M.2 256GB PCIe NVMe Class 40
  • Card đồ họa rời: NVIDIA Quadro RTX6000
  • Hệ điều hành: Windows 10 Pro For Workstation/Linux Ubuntu

4.3. Máy tính Lenovo Workstation

Trong số các thương hiệu nổi tiếng về sản xuất máy tính Workstation thì Lenovo cũng là 1 trong những cái tên đình đám nhất hiện nay. Bài viết này xin giới thiệu đến bạn model ThinkStation P340 Tower Workstation chuyên dụng của Lenovo.

  • Bộ xử lý: CPU Intel Core i9 10 nhân
  • Bộ nhớ trong: 32GB RAM ECC
  • Ổ cứng: SSD M.2 1TB SATA
  • Card đồ họa rời: NVIDIA Quadro P2200 
  • Hệ điều hành: Windows 10 Pro For Workstation

Bài viết trên cơ bản đã trả lời cho bạn câu hỏi máy tính workstation là gì. Chúng cũng là một máy tính nhưng được trang bị linh kiện chuyên dụng cho các tác vụ nặng hơn so với các PCs/Laptops Gaming thông thường. Workstation được dùng trong các công việc yêu cầu tính chính xác cao, khối lượng thông tin lớn cần được xử lý đồng thời trong cùng một thời điểm. Về giá thành của Workstation thì phụ thuộc vào người dùng.lựa chọn bộ cấu hình nào, tại thời điểm nào, trang bị những gì. Dưới đây là một số cấu hình cho người dùng tham khảo.