linh_vat

DANH MỤC SẢN PHẨM

Tin tức Tin tức công nghệ Máy tính chơi game Máy tính Workstation Review sản phẩm Máy tính văn phòng Tin khuyến mãi Tuyển dụng Dịch vụ IT văn phòng Dự án văn phòng Thông tin hoạt động

Cách lựa chọn máy tính 2021 để đáp ứng mọi nhu cầu | PC khỏe - giá tốt

1860 Views -

Tại thời điểm này, chúng ta có thể xây dựng được hàng hàng ngàn cấu hình máy tính khác nhau với từng mức giá và nhu cầu phù hợp với bản thân. Tuy nhiên, có một điều chắc chắn rằng: không phải ai cũng thực sự hiểu nhiều về máy tính. Chính vì vậy mới có bài viết cách lựa chọn máy tính 2021 để cung cấp đến mọi người những thông tin liên quan đến vấn đề này. Chọn lựa cấu hình máy tính chơi game, máy tính văn phòng, máy tính đồ họa như thế nào thì hợp lý nhất.

cách chọn lựa máy tính trong năm 2021

Cùng tìm hiểu 1 số thông tin về cách chọn máy tính PC trong năm 2021 nhé

1. Cấu trúc cơ bản của một bộ máy tính để bàn

Máy tính để bàn hay còn gọi là PC Desktop được xem như một trong những thiết bị thiết yếu của mỗi người trong cuộc sống hiện đại ngày nay. Chúng đã trải qua lịch sử hình thành và phát triển suốt hàng ngàn năm, và thiết bị máy tính điện tử đầu tiên được thiết kế vào năm 1930 bởi giáo sư John Atanasoff. Dù đã trải nhiều giai đoạn phát triển với nhiều thay đổi khác nhau, nhưng hiện nay chúng ta biết đến những chiếc máy tính được cấu tạo gồm những phần chính như sau:

cấu trúc lựa chọn máy tính

Cấu trúc cơ bản của một bộ máy tính để bàn

- Bộ xử lý trung tâm - CPU: đảm nhiệm việc tiếp nhận, xử lý và điều hành các hoạt động của máy tính.

Bộ nhớ trong - RAM: nơi lưu trữ dữ liệu tạm thời để CPU truy xuất.

- Chip xử lý đồ họa - GPU: đảm nhiệm việc xử lý mọi thông tin để trích xuất hình ảnh (có 2 loại GPU thường được gọi là GPU rời và GPU onboard).

- Bo mạch chủ - Mainboard: nơi kết nối các linh kiện khác nhau của bộ máy tính thành một khối thống nhất (trung gian chuyển đổi thông tin, dữ liệu giữa các linh kiện máy tính).

- Ổ cứng - Storage: Nơi lưu trữ dữ liệu lâu dài của máy tính. Phần lưu trữ dữ liệu của hệ điều hành máy tính, ứng dụng, phần mềm, tài liệu,... Các loại ổ cứng thông dụng hiện nay gồm có: HDD, SSD, M.2,...

- Nguồn máy tính - PSU: bộ phận cung cấp năng lượng, nguồn điện cho các linh kiện hoạt động.

* Ngoài ra chúng ta còn biết đến các bộ phận, linh kiện thiết bị ngoại vi khác như: màn hình máy tính, tai nghe máy tính, chuột máy tính, bàn phím máy tính, vỏ case máy tính,...Chúng có những chức năng đặc biệt khác nhau trong việc truyền tải và trích xuất thông tin trực tiếp từ người dùng, nhưng không ảnh hưởng đến hiệu năng khi lựa chọn máy tính.

2. Cách lựa chọn máy tính phù hợp từng nhu cầu

Thông thường, chúng ta sẽ có nhiều lựa chọn kiểu cấu hình máy tính khác nhau cho từng mục đích sử dụng. Vậy tại sao lại phải build cấu hình đúng nhu cầu sử dụng? → Việc này giúp tối ưu chi phí và hiệu quả sử dụng 1 bộ máy tính. Một số kiểu máy tính thường được biết đến có thể kể đến như: chơi game, làm việc văn phòng, làm việc đồ họa, nghiên cứu khoa học,...

Như đã đề cập ở phía trên thì bộ máy tính bao gồm các thành phần chính như: Bộ xử lý CPU, GPU, RAM, Mainboard, Storage, PSU,... Trong số các linh kiện này thì CPU, GPU, RAM, Storage sẽ quyết định đến 90% hiệu năng của bộ máy tính cho từng mục đích sử dụng khác nhau. Cùng đi tìm hiểu chi tiết về cách lựa chọn các bộ phận ảnh hưởng nhiều nhất đến sức mạnh của một bộ máy tính.

linh kiện trong lựa chọn máy tính 2020

Các linh kiện máy tính quan trọng

2.1. Lựa chọn bộ xử lý CPU máy tính

lựa chọn cpu máy tính 2020

Mỗi nhu cầu có cách chọn CPU khác nhau

Nhu cầu chơi game:

Cần lựa chọn CPU trang bị tối thiểu 4 nhân xử lý để có thể đáp ứng được mức cấu hình yêu cầu của nhiều tựa game hiện nay đang có trên thị trường. Và để tiết kiệm chi phí và tối ưu hơn khả năng chơi game, người dùng nên chọn CPU không tích hợp nhân xử lý đồ họa iGPU. Việc xử lý hình ảnh cho bộ máy tính chơi game sẽ nhờ vào card đồ họa rời. Trong năm 2021, các model CPU được khuyên dùng có thể kể đến như: CPU Intel Core i3-9100F, Core i5-9400F, i3-10100F, i5-10400F, i5-11400F hay AMD Ryzen 3 2300X, Ryzen 3 3100, Ryzen 5 3500, Ryzen 5 3600, Ryzen 3 4350G, Ryzen 5 4650G,...

Nhu cầu làm việc văn phòng:

Với những bộ máy tính làm việc văn phòng thông thường, không có các nhu cầu đặc biệt như thiết kế 3D, edit video, hình ảnh chất lượng cao,... thì người dùng nên tập trung vào lựa chọn những bộ xử lý CPU có tích hợp sẵn card đồ họa tích hợp để tiết kiệm chi phí mua card đồ họa rời. Các CPU thông dụng gồm có: Intel Pentium G6400, i3-10100, hay AMD Ryzen Athlon 3000G, Ryzen 3 2200G, Ryzen 3 3200G,, Ryzen 3 4350G... Những bộ xử lý có thể giải quyết tốt các tác vụ trên phần mềm, ứng dụng Office như Word - Powerpoint - Excel, Photoshop, Autocad, phần mềm kế toán, quản lý,...

Nhu cầu làm việc đồ họa:

Công việc làm đồ họa thông dụng đòi hỏi những bộ máy tính có cấu hình cao hơn những cây PC thông thường. Vì thế mà CPU cũng có những tiêu chuẩn nhất định, tùy vào từng nhu cầu cụ thể khác nhau về chất lượng sản phẩm muốn tạo ra. CPU có nhiều càng nhiều nhân càng đáp ứng tốt nhu cầu làm việc đồ họa. Hơn thế nữa, CPU dùng để làm đồ họa nên là những bộ xử lý có tích hợp iGPU đồ họa để hỗ trợ tốt hơn trong encode các tệp hình ảnh, video,... Mức đề nghị từ CPU Intel Core i5 cũng như AMD Ryzen 5 trở lên.

+ Mức giá tầm trung cho CPU máy tính đồ họa thì chọn Intel Core i5-9400, i5-10400, i5-10600, i5-11400, AMD Ryzen 5 3500, Ryzen 5 3600, Ryzen 5 5600X, Ryzen 5 4650G.

+ CPU cho case máy tính từ cận cao cấp cho đến high-end: Intel Core i7-10700, i7-11700, i9-9900K, i9-10900K, i9-11900, hay AMD Ryzen 7 5800X, Ryzen 9 5900, Ryzen 9 5950X, Ryzen 7 4750G, Ryzen 9 4950X, AMD Ryzen Threadripper 3960, Threadripper 3970, Threadripper 3990,...

2.2. Card đồ họa rời tích hợp GPU cho từng nhu cầu

Hầu hết các máy tính phục vụ nhu cầu chơi game hay làm việc đồ họa ngày nay đều yêu cầu thêm 1 card đồ họa rời để xử lý các dữ liệu hình ảnh. Còn đối với các công việc máy tính văn phòng thì phần card rời không nhất thiết phải có, vì chip đồ họa tích hợp trên những CPU thông thường đã có thể xử lý tốt các tác vụ ở office. 

Tới thời điểm hiện tại, thì đã có hàng ngàn model card đồ họa rời với nhiều mức giá, hiệu năng khác nhau được sản xuất. Tuy nhiên, tốt hơn hết thì người dùng vẫn nên chọn những card đồ họa đời mới nhất để sử dụng, những card này đã được cập nhật các tính năng, công nghệ hiện đại nhất để phù hợp với nhiều sự cải tiến về phần mềm máy tính như ngày nay. Trên thế giới có 2 nhà sản xuất GPU thương mại lớn được nhiều người sử dụng nhất là NVIDIA và AMD.

chọn card màn hình cho máy tính 2020

Nhiều thương hiệu - nhiều dòng card đồ họa cho từng nhu cầu

Một thông tin thêm là GPU của NVIDIA và AMD sẽ được bán cho các nhà sản xuất card màn hình (card đồ họa, VGA) rời. Sau đó các bên đối tác này sẽ mang đến cho người dùng cuối những chiếc card VGA sử dụng trên bộ máy tính PC Desktop. Những nhà sản xuất card nổi tiếng có thể kể đến gồm: ASUS, Gigabyte, Zotac, MSI, Galax, EVGA, Colorful, Sapphire,...

Nhu cầu build máy tính chơi game:

Đối với người dùng máy tính chuyên phục vụ cho nhu cầu chơi game thì card đồ họa rời là một linh kiện trong thể thiếu. Một GPU đồ họa tích hợp trên card rời càng mạnh thì khả năng case máy tính cho trải nghiệm khi chơi game đạt được càng thuyết phục. Các hình ảnh, chuyển động trong game có tính phức tạp, thay đổi liên tục → yêu cầu chip xử lý đồ họa có hiệu suất làm việc tốt thì mới đem lại những hình ảnh chính xác để người chơi đưa ra các biện pháp xử lý tình huống.

- Các mẫu card đồ họa rời tốt với mức giá rẻ có thể kể đến như: Card đồ họa ASUS, Gigabyte, Zotac, MSI, Galax,... trang bị GPU NVIDIA GeForce GTX 1650, GTX 1660, GTX 1650 Super; hay GPU AMD Radeon RX 550, RX 570, RX 580. Với những card đồ họa này, người dùng có thể chơi được hầu hết các tựa game online hiện tại ở mức cấu hình từ Low-setting (thiết lập thấp) cho đến medium-setting (thiết lập trung bình) một cách ổn định. Tùy thuộc vào từng tựa game cụ thể và CPU đi kèm.

- Card đồ họa chơi game tốt - tầm trung: Khi trang bị card đồ họa rời ở mức này, người dùng sẽ có thể trải nghiệm tốt các tựa game online cấu hình nặng cũng như game offline với thiết lập từ trung bình đến cao. Card ở phân khúc này thông thường sẽ trang bị những GPU như: NVIDIA GeForce GTX 1660 Super, RTX 3060, RTX 3060Ti; hay AMD Radeon RX 5500XT, RX 5600XT,... Trang bị card tầm này thì chơi mọi tựa game đều rất ngon rồi.

- Phân khúc card rời cao cấp: Với những lựa chọn card màn hình rời ở phần này thì việc chơi game không còn là vấn đề phải suy nghĩ quá nhiều với người dùng. Tất cả việc cần làm là cài đặt card rời vào và tinh chỉnh mức thiết lập game cao nhất và trải nghiệm. Chúng ta có thể điểm qua các cái tên như: RTX 3070, RTX 3080, RTX 3080Ti, RTX 3090; hay AMD Radeon RX 5700, RX 5700XT, RX 6800XT, RX 6900XT.

Nhu cầu làm việc đồ họa:

Để đáp ứng các yêu cầu khắt khe khác nhau về các file thiết kế đồ họa như hình ảnh, video, bản vẽ kỹ thuật,... thì cũng có rất nhiều chuẩn lựa chọn card màn hình rời khác nhau. Chúng mang nhiều đặc điểm tương đồng như card đồ họa chơi game. Và với các yêu cầu file thiết kế ở mức người dùng chấp nhận được thì card chơi game hoàn toàn có thể xử lý tốt cả phần này. Hoặc mọi người có thể sử dụng card đồ họa chuyên dụng được thiết kế dành riêng cho công việc đồ họa.

Trên thực tế thì tùy vào phần mềm, ứng dụng, yêu cầu người dụng cụ thể thì mới có thể chọn lựa được những chiếc card rời phù hợp nhất với mỗi bộ máy tính làm đồ họa. Nhưng chúng ta vẫn có thể chia chúng thành từng nhóm như sau:

- Card rời làm đồ họa giá rẻ: NVIDIA Quadro P400, P620, GeForce GTX 1650 Super, GTX 1660 Super; AMD Radeon RX 580, RX 5500...

- Card rời làm đồ họa tầm trung: NVIDIA Quadro P1000, P2200, GeForce RTX 2060, RTX 2060 Super; AMD Radeon RX 5600, RX 5700,..

- Card rời làm đồ họa cao cấp: NVIDIA Quadro RTX 4000, RTX 6000, RTX 8000, RTX 3060, RTX 3060Ti, RTX 3070, RTX 3080, RTX 3080Ti,... 

2.3. Bộ nhớ trong RAM - dung lượng khác nhau

Về những vấn đề liên quan cho từng nhu cầu người dùng thì chúng ta có thể nhận xét một số đặc điểm chính sau: Chuẩn thế hệ RAM, dung lượng RAM, tốc độ xử lý (bus RAM). Các thông số không quá thực sự quan trọng đối với người dùng thông thường. Các thương hiệu sản xuất RAM uy tín trên thế giới và sử dụng nhiều ở Việt Nam có thể kể đến như: Kingmax, Kingston, ADATA, Gskill, Corsair, XPG, Crusical,... Chọn RAM theo từng nhu cầu cần chú ý như sau:

chọn ram máy tính 2020

Chọn RAM máy tính đúng - đủ

- RAM dành cho máy tính chơi game: tương thích với CPU được lựa chọn, hầu hết ngày này sử dụng chuẩn RAM DDR4. Dung lượng RAM tối thiểu 8GB, tốc độ xử lý (bus RAM) từ 2400MHz trở lên.

- RAM dành cho máy tính văn phòng: cũng cần tương thích với CPU được chọn, CPU thế hệ mới có chuẩn DDR4, đời cũ hơn thì DDR3. Dung lượng tối thiểu 4GB, tốc độ xử lý từ 2400MHz trở lên.

- RAM dành cho máy tính đồ họa: tương thích tốt với CPU - chuẩn DDR4. Dung lượng RAM tối thiểu từ 8GB, tốt nhất vẫn là 16GB trở lên, bus RAM sử dụng từ 2666MHz trở lên.

2.4. Ổ cứng lưu trữ (Storage) HDD, hay SSD

Ngày nay, chúng ta thường biết đến ổ cứng máy tính với 2 chuẩn là HDD và SSD. Chúng có những đặc điểm cấu tạo khác nhau, giá thành khác nhau, tốc độ truyền tải dữ liệu khác nhau.

- Ổ cứng HDD được gọi là ổ cứng cơ học truyền thống, có tốc độ truyền tại dữ liệu chậm, giá thành rẻ/1 đơn vị lưu trữ. Thích hợp để lưu trữ dữ liệu, tệp file dự án đã hoàn thành trong thời gian dài.

- Ổ cứng SSD được dùng rất phổ biến tại thời điểm này vì các đặc tính tốc độ truyền tải gấp 2,3 thậm chí nhiều hơn so với HDD, nhưng lại có giá cao/1 đơn vị lưu trữ . Chúng ta gọi dạng này với cái tên ổ cứng thể rắn SSD. SSD thường được dùng để cài đặt các ứng dụng, phần mềm để cho tốc độ load nhanh hơn, hiệu quả hơn.

SSD cũng được người dùng đánh giá là bền hơn ổ cứng HDD rất nhiều. Tuy nhiên mặt hạn chế của nó là giá thành rất cao. Cùng một mức dung lượng lưu trữ dữ liệu nhưng SSD có thể chênh lệch đến tận 500.000 đồng so với HDD. Trong thực tế, người dùng thường sử dụng bộ đôi combo HDD lưu trữ dữ liệu, SSD lưu trữ phần mềm để tiết kiệm chi phí. Về cách chọn HDD, SSD thì tùy vào lưu lượng dự trữ dữ liệu làm việc của mỗi người mà chọn lựa cho mình mức hợp lý nhất. Tốt nhất vẫn là các ổ cứng thể rắn SSD.

2.5. Bo mạch chủ - mainboard kết nối linh kiện

Bo mạch chủ cực kỳ quan trọng vì chúng kết nối tất cả các linh kiện lại thành một khối thống nhất. Hầu hết các bo mạch chủ ngày nay đều đã được thiết kế đáp ứng được những nhu cầu cơ bản nhất của người dùng máy tính rồi. Các bo mạch chủ có mức giá cao sẽ có nhiều tính năng đặc thù được bổ xung thêm, thiết kế từ như vật liệu cao cấp hơn. Tuy nhiên, lựa chọn bo mạch chủ phải chú ý đến socket tích hợp có gắn được CPU hay không.

Để hiểu hơn về socket máy tính, tham khảo bài viết sau: Socket CPU máy tính là gì và những loại socket đang có

2.6. Nguồn máy tính - PSU đủ công suất

Sau khi lựa chọn xong các linh kiện cần thiết của bộ máy tính thì chúng ta phải lựa chọn nguồn máy tính có công suất đủ để cung cấp năng lượng cho toàn bộ hệ thống. Nguồn máy tính có thể được tính thông qua nhiều cách khác nhau. Tùy vào từng bộ linh kiện thì chúng ta tính được công suất nguồn lý tưởng. Chi tiết về cách chọn nguồn máy tính tham khảo bài viết dưới đây.

→ Nguồn máy tính là gì,quan trọng như thế nào đối với Desktop PC

Trên đây là những thông tin cơ bản nhất để lựa chọn máy tính 2020 phù hợp nhất với từng nhu cầu riêng của người dùng. Để chi tiết hơn, bài viết này cũng sẽ đưa ra một vài bộ cấu hình cụ thể để mọi người tham khảo.

3. Cấu hình máy tính 2021 theo từng nhu cầu

Trên thị trường lúc này, cấu hình máy tính để người dùng có thể lựa chọn thì "muôn hình vạn trạng" cách build. Nhưng có 1 số cấu hình nổi bật sau đây để phục vụ các mục đích như chơi game, làm độ họa, hay văn phòng mà bạn đọc có thể tham khảo:

Bộ PC Vision làm việc đồ họa ngon lành

Video test cấu hình PC Varus trên 12 tựa games

Bộ PC chiến game - đồ họa cực đỉnh i9 10850K - RTX 3070

3.1. Cấu hình tiêu chuẩn cho Gaming 2021

- CPU: Intel Core i3 10105F
- Mainboard: Chipset H470
- VGA: GeForce GTX 1660 Super
- RAM: DDR4 8GB bus 2666MHz
- SD: SSD 128GB
- PSU: 500W
➛ Cấu hình chiến tốt tất cả các tựa game hiện nay trên thị trường ở mức thiết lập Max-setting như: PUBG PC, GTA V, LOL, Valorant,...

3.2. Cấu hình máy tính đồ họa tiêu chuẩn 2021

- CPU: Intel Core i5 11400
- Mainboard: Chipset B560
- VGA: GeForce GTX 1650
- RAM: DDR4 16GB bus 2666MHz
- SD: SSD M.2 256GB
- PSU: 550W
➛ Cấu hình chiến tốt tất cả các tựa game ở mức thiết lập thích hợp, thao tác mượt mà trên hầu hết các phần mềm đồ họa như Adobe Photoshop, Adobe Premiere, Adobe After Effect, Adobe Illustrator,..

3.3. Cấu hình máy tính văn phòng tiêu chuẩn 2021

➛ Cấu hình máy tính văn phòng giá rẻ, thực hiện tốt các công việc trên phần mềm Office như WORD, EXCEL, POWERPOINT, PHOTOSHOP.

- CPU: Intel Core i3 10100
- Mainboard: Chipset H410
- VGA: Intel UHD Graphics
- RAM: DDR4 8GB bus 2400MHz
- SD: SSD 120GB
- PSU: 400W

Bài viết này phần nào mang đến cho bạn đọc những thông tin về cách lựa chọn máy tính 2021 phù hợp với từng nhu cầu sử dụng máy tính hiện nay. Hy vọng nó sẽ giúp ích được bạn đọc trong việc tham khảo, lựa chọn máy tính tốt phù hợp với mình. Nếu có thắc mắc, đóng góp hay bất kỳ thông tin thì liên quan đến máy tính cần được giải đáp - liên hệ ngay hotline 1800 6321 để được tư vấn chi tiết nhất. 

Chúc mọi người tìm được bộ máy tính ưng ý nhất với bản thân!