linh_vat

DANH MỤC SẢN PHẨM

Tin tức Tin tức công nghệ Máy tính chơi game Máy tính Workstation Review sản phẩm Máy tính văn phòng Tin khuyến mãi Tuyển dụng Dịch vụ IT văn phòng Dự án văn phòng Thông tin hoạt động

Socket CPU máy tính là gì và những loại socket đang có

16009 Views -

Trước khi chúng ta mua hay có ý định nâng cấp CPU trong bộ máy tính để bàn của mình thì đều cần phải quan tâm đến cụm từ "socket". Chúng có gì đặc biệt mà người dùng phải để ý đến. Bài viết này sẽ làm rõ cho bạn vấn đề socket máy tính là gì và những loại socket đang có trên thị trường. Nó thực sự quan trọng vì còn liên quan đến việc bạn có thể sử dụng bộ xử lý mới hay không hoặc tương thích với hệ thống máy tính hiện tại không. Cùng nhau tìm hiểu ngay sau đây.

socket máy tính là gì

Cùng đi tìm câu trả lời "socket là gì"?

Socket hỗ trợ CPU máy tính là gì?

Hiểu đơn giản, socket hỗ trợ CPU là bộ phận ổ cắm tiếp xúc giữa bộ xử lý (CPU) và bo mạch chủ (mainboard). Đây là bộ phận duy nhất để kết nối CPU và mainboard. Socket đóng vai trò cố định CPU trên bo mạch chủ, không để CPU bị xê dịch cũng như rời khỏi vị trí tiếp xúc định sẵn. Hơn thế nữa, socket còn tạo ra kết nối giữa bo mạch chủ và bộ xử lý để truyền tải thông tin - dữ liệu. Từ đó mà sự giao tiếp giữa các linh kiện khác cũng được thiết lập và hoạt động.

socket máy tính là gì

Vì hiện nay, các bộ xử lý CPU được thiết kế với nhiều kích thước khác nhau. Chính vì thế, không phải lúc nào CPU cũng tương thích với socket. Hiện nay, có nhiều loại chuẩn chân cắm socket cho CPU khác nhau tùy vào sản phẩm bộ xử lý máy tính CPU của Intel và AMD. 2 thương hiệu này tạo ra những CPU với tính năng khác nhau cùng chuẩn tương thích socket đặc thù.

Trong trường hợp người dùng đang có ý định nâng cấp CPU cho máy tính thì phải để ý đến socket hiện tại đang có trên bo mạch chủ. Cần chọn CPU mới có cùng chuẩn tương thích chân cắm với trước lúc nâng cấp. Nếu build mới bộ máy tính thì chúng ta chọn được CPU như mong muốn, sau đó tìm một mainboard có thiết kế socket gắn được CPU muốn dùng.

Các loại socket hỗ trợ CPU máy tính trên thị trường

Hiện nay, có 4 loại socket được sử dụng phổ biến và tích hợp trên bo mạch chủ là PGA, ZIF, LGA và BGA. Mỗi loại có những đặc điểm cơ bản riêng cũng như khác nhau về độ tương thích với bộ xử lý CPU. Các chuẩn socket hỗ trợ sẽ được nhà sản xuất thể hiện trên bảng thông số kỹ thuật của mỗi CPU. 

Chuẩn socket PGA

socket hỗ trợ cpu máy tính pga

Hình ảnh về socket PGA

Loại socket PGA là viết tắt của cụm từ Pin Grid Array trong tiếng Anh. Đây là kiểu socket được thiết kế hình vuông bao gồm một số lỗ chân cắm tạo nên. Trên mỗi CPU tương thích socket kiểu này cũng có các chân cắm để đưa vào ổ cắm. Việc sắp xếp các chân cắm trên CPU tương ứng với các lỗ chân cắm trên socket. Nếu không vừa thì CPU sẽ không thể kết nối được với mainboard của hệ thống máy tính.

Để bảo đảm gắn CPU vào socket PGA đúng cách, người dùng phải nhấn CPU xuống cho đến khi các tiếp điểm của lò xo khóa lại vào chuẩn vị trí. Ngoài ra, nếu đặt không đúng cách và cẩn thận thì sẽ rất dễ làm uốn cong hoặc làm hỏng các chân cắm.

Chuẩn socket ZIF

chuẩn socket ZIF

Socket ZIF

Kiểu socket ZIF có tên đầy đủ tiếng Anh là Zero Insertion Force, nó được xem như là một phiên bản nâng cấp của socket PGA với thiết kế được gắn thêm chân nối trên CPU. Với chuẩn socket ZIF, bạn không cần phải nhấn vào CPU để đặt và khóa nó vào đúng vị trí. Thay vào đó, bạn chỉ cần đặt CPU vào socket, sau đó khóa nó bằng cách sử dụng thanh đòn bẩy hoặc thanh trượt ở bên cạnh socket. Điều này sẽ giúp thao tác thuận tiện hơn cũng như giảm nguy cơ hỏng CPU khi cố gắng chèn hoặc gỡ bỏ ra khỏi ổ cắm socket.

Chuẩn socket LGA

chuẩn socket LGA1200

Socket LGA sử dụng phổ biến hiện nay

Loại socket LGA hay Land Grid Array là loại chân cắm thông dụng được dùng trên các CPU Intel thế hệ mới. Về cơ bản, socket LGA có cách sử dụng ngược lại với socket PGA. Thay vì các chân cắm được kết nối với CPU, thì CPU sẽ được kết nối trực tiếp với socket trên bo mạch chủ. CPU sẽ có các khe cắm với đầu nối tương thích với socket.

Việc đặt và khóa CPU vào socket LGA, người dùng phải xếp các chân cắm vào đúng vị trí và nhấn nhẹ lên CPU rồi khóa socket lại. Về tổng thể, socket LGA khó bị hư hỏng hơn so với socket PGA và chúng còn được thiết kế với công nghệ gắn trên bề mặt rất hiện đại.

Chuẩn socket BGA

socket bga trên cpu máy tính

Mẫu socket BGA

Kiểu socket BGA (Ball Grid Array) được biết là một biến thể khác của socket PGA, các chân và phần ổ cắm BGA sẽ sử dụng các miếng đồng được hàn vào Socket. Đồng nghĩa là người sử dụng CPU sẽ không phải lo lắng về việc hỏng bất kỳ các chân cắm nào, đặc biệt là khi các thiết kế về pin-chip và thiết kế CPU cùng với các chân cắm ngày càng hiện đại hơn. Điều này sẽ tạo ra sự thuận tiện và nhanh chóng hơn trong việc truyền tải dữ liệu. Tất cả sẽ giảm thiểu các nguy cơ hư hỏng và biến dạng của CPU.

Các hãng sản xuất socket CPU trên máy tính

Trên thị trường hiện tại đang có hai nhà sản xuất các loại socket máy tính chính đó là Intel và Advanced Micro Devices (AMD). Mỗi hãng sẽ có những sản phẩm và loại socket khác nhau. Chúng đa dạng và phong phú cả về thiết kế lẫn kiểu dáng.

Socket của Intel

Đối với hãng Intel, thì loại socket hỗ trợ CPU được sử dụng nhiều nhất của hãng này chính là socket LGA. Cho đến nay Intel đã cho ra đời các phiên bản socket phổ biến là: LGA370, LGA473, LGA478, LGA775, LGA1366, LGA1156, LGA1155, LGA2011, LGA1150, LGA1151, LGA1200.

Tên gọi chân socket của từng CPU được hiểu là chuẩn socket với số lượng chân cắm kết nối tương thích của bộ xử lý với socket trên bo mạch chủ. Các đời CPU Intel Core i thế hệ thứ 10 được hỗ trợ phù hợp với socket LGA1200. Ví dụ, người dùng mua CPU Intel Core i9 10900 thì không thể sử dụng mainboard có chipset Z399 chỉ tương thích socket LGA1151; Lúc này người dùng phải chọn mua những mã bo mạch chủ có thiết kế socket LGA1200 như Z490.

Socket của AMD

Hầu hết các loại socket CPU của AMD chỉ dùng duy nhất loại chân cắm chuẩn PGA. Do đó, rất dễ dàng để mọi người có thể phân biệt được so với hãng Intel. Chúng ta có thể kể đến một vài thế hệ Socket hỗ trợ CPU phổ biến của AMD như 462, 754, 939, 940, 941, FM1, FM2.

Tuy vậy, trong năm 2006, AMD đã có lần sử dụng loại ổ cắm socket LGA - ổ cắm F. Loại socket này đã đem lại thành công cho hãng, nhưng AMD vẫn quyết định đã sẽ sử dụng lại loại socket độc quyền đó là PGA. Tương tự như ổ cắm và bộ xử lý LGA, socket PGA cũng được đặt tên theo số lượng chân nối. Ví dụ: Socket AM2 rất nổi tiếng từ năm 2006 còn có tên gọi khác là PGA-940, đồng nghĩa sẽ có 940 lỗ cắm. Sau đó, từ năm 2009 thì loại socket 941 lỗ cắm được cho ra mắt với cái tên là AM3, hay cũng có thể gọi nó là PGA-941.

Một điều khác biệt giữa hãng Intel và AMD đó chính là ở chỗ AMD đã nâng cấp một số phiên bản socket phổ biến, đặc thù của hãng cho các đời CPU. Chẳng hạn như socket AM2 và AM3, thay vì loại bỏ các phiên bản này thì chúng sẽ được nâng cấp và được đặt tên là AM2+ và AM3+. Vậy ngày nay, người dùng sẽ quen thuộc hơn các các chuẩn socket AM4 trên các dòng APU Ryzen của AMD. Chuẩn này trang bị 1331 chân cắm kết nối với APU. Các đời CPU mới vẫn sẽ tương thích với mainboard cũ.

Bài viết ở trên cơ bản cung cấp cho mọi người hiểu được những đặc điểm cơ bản của socket hỗ trợ CPU máy tính là gì. Biết được cơ bản cụm từ "socket là gì", và tại sao phải quan tâm đến socket khi chọn mua hoặc nâng cấp CPU máy tính. Nếu cần tư vấn thêm về việc chọn mua CPU máy tính như thế nào để phù hợp với các yêu cầu chơi game cũng như làm việc, người dùng có thể liên hệ trực tiếp đến tổng đài miễn phí 1800 6321.