DANH MỤC SẢN PHẨM

Tin tức Tin tức công nghệ Máy tính chơi game Máy tính Workstation Review sản phẩm Máy tính văn phòng Tin khuyến mãi Tuyển dụng Dịch vụ IT văn phòng Dự án văn phòng Thông tin hoạt động

Giải mã ý nghĩa các ký hiệu trong chip Intel

9234 Views -

Bộ xử lý trung tâm CPU của Intel hay AMD đều được đặt tên theo một quy tắc nhất định. Chúng biểu thị một số ý nghĩa nhất định ẩn trong từng chữ cái, con số. Bạn đã hiểu hết tất cả chúng hay chưa, bài viết giải mã các ký hiệu trên CPU Intel dành cho Desktop PC sẽ mang đến cho bạn cái nhìn dễ dàng hơn. Người đọc sẽ hiểu hơn về Core i3, i5, i7; tại sao lại có CPU kết thúc là chữ "F", có CPU thì "X",... Hãy cùng tham khảo bài viết ngay sau đây nhé.

Giải mã các ký hiệu trên CPU Intel dành cho Desktop PC

Hiện nay trên thị trường bộ xử lý trung tâm CPU đến từ Intel có khá nhiều dòng sản phẩm với định hướng phân khúc khách hàng khác nhau. Chính vì thế mà các CPU cũng được đặt tên theo nhiều cách khác nhau. Trong đó, những cái tên như CPU Intel Pentium, Xeon, Core i là những cái tên phổ biến nhất tại thời điểm này. Những năm về trước, chúng ta vẫn sẽ bắt gặp những cái tên như Intel Core Dual, Intel Celeron,... nhưng chúng rất ít xuất hiện trên thị trường. 

Dòng CPU Intel giá rẻ, hiệu năng tầm thấp

CPU Intel Pentium thông thường sẽ tập trung hướng đến tập khách hàng có nhu cầu sử dụng máy tính có hiệu năng thấp. Thuộc phân khúc bộ xử lý máy tính giá rẻ. Chúng ta thường sẽ bắt gặp dòng CPU Intel Pentium tại những bộ máy tính văn phòng, trường hợp, nơi làm việc không quá yêu cầu khả năng xử lý mạnh mẽ của CPU. 3 trong số nhiều sản phẩm dòng Pentium thường gặp nhất là Intel Pentium G4400, G4560, G5400,..

ký hiệu trên CPU Intel Pentium G5400

CPU Intel Pentium G5400 - một trong những CPU đáng dùng

Bộ xử lý Intel chuyên cho case máy tính workstation, server

CPU Intel Xeon là những bộ xử lý chuyên dụng dành cho case máy tính server. Chúng thường trang bị số nhân và luồng xử lý lớn để giải quyết đa nhiệm tác vụ một cách hiệu quả. Chúng trải đều các dòng sản phẩm vi xử lý máy tính từ phân khúc giá rẻ đến cao cấp. Tùy vào từng nhu cầu của người dùng mà có thể chọn lựa từng bộ xử lý Intel Xeon phù hợp.

Những dòng CPU Intel Xeon phổ biến và được nhiều người biết đến có thể kể đến như sau: Dòng chip xử lý Xeon 3x00 và 5x00 series; Xeon E3, E5, E7 series; Xeon Scalable series: Xeon Bronze, Xeon Silver, Xeon Gold, Xeon Gold, Xeon Platinum, Xeon Platinum; Xeon Phi.

ký-hiệu-cpu-intel-Xeon-Platinum

Intel Xeon Platinum mang một sức mạnh xử lý khủng khiếp

ký-hiệu-trên-cpu-intel-xeon

Sự phân chia dòng CPU Xeon

Ký hiệu trên tên CPU Intel Core i và ý nghĩa của nó

CPU Core i, đây là những CPU được sản xuất đại trà và được nhiều người dùng sử dụng nhất trên thế giới. Đặc điểm của những CPU Core i là có tốc độ xử lý xung nhịp cao, nhưng số lượng lõi (core) tích hợp hạn chế hơn so với dòng CPU Xeon. Với những phân khúc sản phẩm khác nhau, CPU Intel Core i được thiết kế, sản xuất với hiệu năng xử lý khác nhau.

Tuy rằng không được trang bị số nhân/luồng nhiều như Xeon, nhưng ngày nay CPU Core i cũng đã được cải thiện đáng kể để hỗ trợ tốt cho xử lý đa nhiệm kèm với hiệu năng cao. Những CPU thế hệ 10 đều đã được tích hợp công nghệ siêu phân luồng, nổi bật với CPU i9-10900 trang bị 10 nhân/20 luồng.

CPU Intel Core i thế hệ 10

Chuỗi sản phẩm CPU Core i 10th rất được quan tâm hiện tại

Đặt-tên-CPU-Intel-Core-i

Cách đặt tên thông thường trên CPU Intel Core i

Ký tự biểu thị dòng sản phẩm

2 ký tự đầu biểu thị phân khúc khách hàng mà Intel hướng đến. Ngày nay chúng ta biết đến những bộ xử lý có cụm từ bổ nghĩa dòng sản phẩm là: i3, i5, i7, i9.

i3 đại diện cho các CPU xử lý có hiệu năng đáp ứng đầy đủ đối với các tác vụ cơ bản trên máy tính. Chúng có thể dùng trong những bộ máy tính chơi game, làm việc nhẹ. Đây là những CPU Core i giá rẻ, hiệu năng ổn định. Tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế hơn so với dòng Core i5, i7, i9.

i5 là biểu tượng cho dòng sản phẩm CPU Core Intel Core tầm trung có hiệu năng xử lý tốt hầu hết các tác vụ. Người dùng có thể dùng những CPU Core i5 để chơi hầu hết các tựa game hiện nay hoặc thực hiện các công việc đồ họa tầm trung. Chưa thể gọi là bộ xử lý cao cấp nhưng i5 có khả năng sử dụng tốt hơn i3, tiệm cận dòng i7. 

i7 hiện thân của những CPU vừa có tốc độ, vừa trang bị số nhân/luồng xử lý lớn. Đây là sự kết hợp giữa khả năng làm việc tốt lẫn chơi game hiệu quả. Cũng chính vì vậy, giá thành CPU Intel Core i7 cũng cao hơn so với i3, i5. Chúng thường có giá dao động từ 5 - 9 triệu đồng tùy vào từng mức hiệu năng mà người dùng mong muốn.

i9 mang sức mạnh xử lý vượt trội trong chuỗi sản phẩm CPU Intel Core. Đây là những CPU thuộc top phân khúc cao cấp của Intel. Hiệu năng chơi game - làm việc đều mang đến hiệu quả tốt nhất. Nói dễ hiểu hơn, Intel Core i9 hướng đến người dùng cần khả năng xử lý, tính toán thông tin tối ưu nhất trên máy tính. Những bộ case máy tính trang bị CPU Core i9 thường đi kèm những linh kiện phần cứng khủng khác. Tổng thể một case PC bao gồm CPU Intel Core i9 thường có giá thành từ 30 triệu trở lên.

Thông-số-cpu-intel-thế-hệ-10

Bảng thông số kỹ thuật cơ bản của một số CPU Core i3,i5,i7,i9 thế hệ 10

Số thứ tự thế hệ CPU

Hiện nay, Intel đã công bố 10 thế hệ CPU Core i với nhiều cải tiến từ tính năng đến công nghệ trên bộ xử lý. Các đời sản phẩm sau cùng model sẽ tốt hơn đời trước. Vào quý I năm 2020, Intel công bố chuỗi sản phẩm CPU thế hệ 10 - nổi bật với việc trang bị công nghệ siêu phân luồng trên tất cả CPU. Với mỗi thế hệ CPU - Intel sản xuất chip xử lý dành cho Desktop với từng thiết kế cấu trúc khác nhau. 

Thế hệ 1: Nehalem microarchitecture

Thế hệ 2: Sandy Bridge microarchitecture

Thế hệ 3: Ivy Bridge microarchitecture

Thế hệ 4: Haswell microarchitecture

Thế hệ 5: Broadwell microarchitecture 

Thế hệ 6: Skylake microarchitecture

Thế hệ 7: Kaby Lake microarchitecture

Thế hệ 8: Coffee Lake microarchitecture

Thế hệ 9: Skylake Refresh microarchitecture

Thế hệ 10: Comet Lake microarchitecture

Số hiệu sản phẩm SKU

SKU là một trong những chuỗi ký tự để phân loại các sản phẩm. Thông thường đối với các CPU cùng một dòng sản phẩm và thế hệ sản xuất thì số SKU càng lớn chứng tỏ CPU đó có tốc độ xử lý càng cao. Ví dụ: CPU Intel Core i5 9400 có mức xung nhịp 2.9/4.1 GHz, còn i5 9600 đạt tốc độ 3.1/4.5 GHz. Đây cũng là 1 trong những điểm lưu ý khi chọn mua vi xử lý Core i của Intel.

Hậu tố thể hiện đặc tính CPU

Với mỗi CPU thuộc các dòng khác nhau của Intel ta thường thấy những hậu tố phía sau trong tên của vi xử lý. Chúng biểu thị một số ý nghĩa nhất định và mang tính chất rất quan trọng. Nếu hiểu sai những hậu tố này, người dùng có thể sẽ mua phải CPU không như nhu cầu của bản thân. Những hậu tố xuất hiện trên tên của CPU sản xuất cho dòng máy tính để bàn gồm có như sau:

K: CPU có thể thực hiện ép xung.

F: Không tích hợp iGPU xử lý đồ họa trên CPU.

KF: có thể thực hiện ép xung và không tích hợp iGPU xử lý đồ họa.

X: CPU thuộc phân khúc cao cấp Hi-end. Nhiều nhân, nhiều luồng, trang bị công nghệ siêu phân luồng, có thể ép xung. Có chuẩn chân cắm socket riêng, hiệu năng mạnh, đắt tiền.

XE: Những CPU nằm ở top đầu của dòng X-series. Vượt trội về hiệu năng và cả giá thành.

Trên đây là bài viết nhằm mang lại những kiến thức cơ bản để người dùng hiểu hơn về những ký hiệu trên CPU Intel dành cho Desktop để bàn. Đây sẽ là một trong những kiến thức bổ ích để người dùng chọn lựa máy tính hoặc bộ xử lý phù hợp với nhu cầu sử dụng của bản thân. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì về những bộ xử lý CPU của máy tính, hãy liên hệ trực tiếp với Minh An Computer để được hỗ trợ tư vấn một cách tận tình nhất. Hotline liên hệ 1800 6321.

→ Tham khảo thêm:

Socket CPU máy tính là gì và những loại socket đang có

Top bo mạch chủ hỗ trợ CPU Intel Core i thế hệ 10