linh_vat

DANH MỤC SẢN PHẨM

Tin tức Tin tức công nghệ Máy tính chơi game Máy tính Workstation Review sản phẩm Máy tính văn phòng Tin khuyến mãi Tuyển dụng Dịch vụ IT văn phòng Dự án văn phòng Thông tin hoạt động

[ Góc cà khịa ] Bạn đang chơi game hay game đang chơi bạn?

511 Views -

 

Game là môn giải trí nhiều người yêu thích và nó cũng mang lại những lợi ích nhất định. Tuy nhiên nhiều người lại đang quá sa đà vào bộ môn giải trí này, thậm chí không thể thoát ra. Chính vì thế câu hỏi được đặt ra rằng: Bạn đang chơi game hay game đang chơi bạn? Cùng tìm hiểu những dấu hiệu cho thấy bạn đang nghiện game dưới đây nhé.

Bạn có đang nghiện game không?

Có rất nhiều người chơi game, tuy nhiên lại chia thành hai trường phái khác nhau, đó chính là nhóm người chơi game để giải trí và nhóm người quá nghiện game, coi game là cuộc sống.

Và đương nhiên nhóm người chơi game để giải trí là những người biết sắp xếp thời gian hợp lý giữa việc học tập, làm việc và giải trí. Họ không cho game chiếm quá nhiều thời gian của họ, nó chỉ là một bộ môn giải trí mỗi khi căng thẳng hay áp lực. Còn đối với những người nghiện game thì game là cuộc sống thứ 2 của họ, say mê, cuồng quay với những trận game mà quên hết mọi thứ cần thiết khác trong cuộc sống. Vậy dấu hiệu nào để biết bạn coi game là 1 trò giải trí hay bạn nghiện game?

Khi game là 1 trò giải trí

Nếu chỉ coi game là 1 trò giải trí có cũng được mà không cũng được thì bạn sẽ chủ động về thời gian chơi game hơn. Không hề bị ảnh hưởng tâm lý khi không thể chơi game trong một thời gian dài. Chẳng hạn bạn dành nhiều thời gian cho gia đình hơn, người thân bạn bị ốm hoặc bạn bận một số việc mà không thể chơi game được. Bạn dành thời gian chăm sóc người thân và làm việc cần làm mà không nghĩ đến game, không chơi game cũng không thành vấn đề với bạn.

Không bị game ảnh hưởng đến cảm xúc của bạn: Game là trò giải trí để mang lại niềm vui và giải tỏa căng thẳng đối với bạn, nếu bạn không nghiện game thì sẽ không bị game chi phối cảm xúc. Việc chơi game thua hay thắng bạn vẫn vui vẻ, không có thái độ bực tức, cay cú mỗi trận game thua.

không bị game chiếm quá nhiều thời gian để làm việc khác: Một người coi game là trò giải trí thì họ sẽ hoàn thành mọi công việc cần thiết rồi mới chơi game vào thời gian rảnh rỗi. Sẽ không có chuyện bạn dự định sẽ làm một công việc vào thời gian nào đó, nhưng vì mải chơi game mà bạn bỏ dở việc. Chẳng hạn bạn dự định học tiếng anh vào lúc 9h tối, thì đến 9h bạn sẽ học chứ không phải đang chơi game. Hoặc cuối tuần bạn sẽ dành thời gian cho gia đình chứ không phải thời gian ngồi ở tiệm net với các trận game gay cấn.

Sẵn sàng từ bỏ game mà không có thái độ bực dọc: Đúng vậy, người không nghiện game là người có thể từ bỏ game bất cứ lúc nào. Chẳng hạn bạn đang chơi game, nhưng có công việc gấp cần bạn giải quyết, bạn cần thoát trận game, và bạn sẽ sàng mà không hề bực tức. Hoặc một người mà bạn yêu quý muốn bạn bỏ game, bạn có thể sẵn sàng bỏ game để tìm một môn giải trí khác.

Có nhiều lựa chọn giải trí ngoài game: Ngoài game còn rất nhiều môn giải trí khác như tham gia các hoạt động thể dục thể thao, cầu lông, bóng đá, bóng bàn, đọc sách… Và game cũng chỉ là một trong số các trò giải trí, với một người không nghiện game sẽ cân bằng với các môn giải trí khác thay vì chỉ dành toàn thời gian rảnh cho game.

Dấu hiệu khi bạn nghiện game

>> Bạn nên đọc ngay: 10 lí do khiến chơi game trở thành 1 trò giải trí lành mạnh

Nếu có các dấu hiệu sau thì bạn là một người nghiện game và cần cân nhắc lại về thời gian của mình:

Không thể dứt khỏi trận game đang đánh dở: Nghĩa là khi đang chơi game, bạn bỏ qua tất cả mọi công việc khác, kể cả khi có việc gấp cần làm, bạn cũng phải đánh hết trận mới thoát game. Chẳng hạn bạn dự tính 9h tối sẽ học tiếng anh hoặc đi gặp bạn bè, nhưng vì đang dở trận game nên bạn lỡ giờ, đánh game xong mới học hoặc đi. Nếu như ai đó khiến bạn phải dừng trận game để làm việc gì đó thì bạn sẽ cảm thấy vô cùng khó chịu và thái độ rất miễn cưỡng.

Cảm thấy bực dọc, cáu gắt khi bị thua trận: Khi nghiện game bạn sẽ bị game chi phối rất nhiều đến cảm xúc. Bạn sẽ cảm thấy chán nản, bực tức mỗi khi bị thua, và khó cảm xúc, cân bằng cảm xúc trước mỗi trận game.

Khó chịu khi ai đó yêu cầu dừng chơi game: Cảm giác sẽ rất phiền toái mỗi khi người khác nhắc bạn hạn chế chơi game đi và khó chịu khi người nào đó yêu cầu bạn ngừng chơi. Chẳng hạn bố mẹ bạn bắt bạn phải bỏ game, bạn sẽ cảm thấy rất bực tức và chống đối.

Nếu 1 thời gian không được chơi game sẽ cảm thấy bứt rứt: Với một người nghiện game sẽ chơi game thường xuyên, nếu 1 thời gian không được chơi game họ sẽ cảm thấy bứt rứt, trống trải và chỉ nghĩ đến game, tìm mọi cách để có thể chơi game.

Dành mọi thời gian rảnh cho game và không có hoạt động giải trí nào khác. Xoay quanh cuộc sống của người nghiện game chủ yếu chỉ toàn là game, dành hết thời gian rảnh cho game và không quan tâm đến một hoạt động giải trí nào khác. Thậm chí còn có thể bỏ dở việc học, công việc vì game…

Nếu như có các dấu hiệu trên thì chia buồn với bạn, bởi thực chất không phải là bạn đang chơi game mà là game đang chơi bạn. Bạn bị điều khiển và ảnh hưởng quá nhiều từ game, khiến cuộc sống đi theo chiều tiêu cực.

>> Xem ngay: Hướng dẫn cách chọn máy tính phù hợp với ngành học sinh viên bạn nên biết

Tác hại của việc nghiện game

Chơi game đúng cách sẽ có nhiều điểm lợi như giúp giải tỏa căng thẳng, kích thích sự sáng tạo, tăng hoạt động của não bộ, giúp phản xạ nhanh hơn, cơ hội quen biết nhiều bạn bè, khả năng giao tiếp và làm việc nhóm hiệu quả hơn… Ngoài ra nó cũng giúp điều trị một số căn bệnh mãn tính ở trẻ tự kỷ và khiến mỗi người quả quyết hơn.

Tuy nhiên nếu chúng ta nghiện game, quá lạm dụng game thì sẽ gây nên những tác hại vô cùng lớn. Đôi khi vì game mà khiến chúng ta mất đi nhiều thứ, nhiều cơ hội…

Nghiện game không chỉ khiến người chơi bị tốn kém về tiền bạc mà còn ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Dành quá nhiều thời gian cho game sẽ phải chi một số tiền không nhỏ, đồng thời việc chơi game liên tục trong vài giờ, hoặc chơi xuyên đêm sẽ ảnh hưởng đến thị lực và sức khỏe người chơi. Kèm thêm việc ăn uống không đúng bữa, bỏ bữa, thiếu chất khiến tinh thần và sức lực người chơi bị suy kiệt.

Không chỉ ảnh hưởng đến cá nhân người nghiện game, mà còn gây ảnh hưởng đến cả gia đình của người đó. Khi quá ham mê game, người chơi sẽ ít dành thời gian cho gia đình hơn, hoặc tâm lý, tính cách xấu sẽ hình thành khi nghiện game, gây ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống. Bố mẹ và gia đình, người thân sẽ không thích con họ bỏ quá nhiều thời gian để chơi game. Sau một ngày làm việc dài đáng lẽ thời gian còn lại để nghỉ ngơi và dành thời gian cùng gia đình thì người nghiện game lại đắm chìm trong các trận game liên miên.

Với học sinh, sinh viên, nghiện game sẽ ảnh hưởng đến thời gian học tập và kết quả học tập. Tình trạng bỏ học đi chơi game sẽ khiến tình trạng học tập sa sút không thể qua môn. Và sẽ bị mất sự tập trung vào việc học do thiếu ngủ và căng thẳng khi chơi game…

Chơi game sẽ có những mặt lợi và hại riêng, tuy nhiên bạn cần cân đối thời gian chơi game hợp lý để nhận những mặt lợi chứ không phải mặt hại. Hãy là một người chơi game, chứ đừng để game chơi bạn. Chơi game vẫn là tốt nhưng đừng nghiện game bạn nhé.

 

  • Công ty CP TMDV Minh An
  • Showroom: 91 Nguyễn Xiển, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, Tp. Hà Nội 
  • Hotline: 092 181 9999 – Tổng đài: 1800 6321
  • Email: mac@minhancomputer.com
  • Website: https://minhancomputer.com/