DANH MỤC SẢN PHẨM

Xoá bộ lọc X

SẮP XẾP SẢN PHẨM

1 2 3

Ổ cứng là linh kiện cần thiết cho hoạt động lưu trữ trên máy tính. Vì vậy, hiểu cơ bản về ổ cứng, bạn sẽ dễ dàng quản lý dữ liệu và sắp xếp không gian lưu trữ sao cho tối ưu nhất. Trong bài viết này, hãy cùng Minh An Computer tìm hiểu chức năng của ổ cứng, dung lượng ổ phù hợp với nhu cầu của bạn và cách phân biệt hai loại ổ cứng phổ biến. 

1. Ổ cứng là gì? 

Ổ cứng là một thiết bị lưu trữ dữ liệu được cài đặt bên trong máy tính, có nhiệm vụ lưu trữ toàn bộ dữ liệu trong máy tính như hệ điều hành, phần mềm và các tệp, thư mục cá nhân. Ổ cứng cũng có ảnh hưởng nhất định đến tốc độ xử lý máy nên khi mua máy, bạn cũng cần để tâm đến các thông tin liên quan đến linh kiện này. 

Hiện nay có 2 loại ổ cứng chính là ổ cứng HDD và ổ cứng SSD. Hầu hết các loại laptop đời mới đều sử dụng SSD (ổ cứng thể rắn), chỉ có một số ít máy thuộc phân khúc giá rẻ vẫn sử dụng HDD (ổ đĩa cứng). Với máy tính để bàn, nhiều người vẫn lựa chọn lắp cả hai loại và để SSD làm ổ khởi động, HDD phụ trách nới rộng dung lượng lưu trữ.

ổ cứng ssd wd

Ổ cứng SSD

2. Tìm hiểu khái niệm ổ cứng SSD và ổ cứng HDD

Như đã phân tích, hiện nay thị trường có 2 loại ổ cứng phổ biến đó là SSD và HDD. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu những thông tin cơ bản về 2 loại ổ cứng này.

a. Ổ cứng SSD là gì?

Ổ cứng SSD hay còn gọi là ổ cứng thể rắn là viết tắt của cụm từ Solid-State Drive. Đây là khái niệm ám chỉ một ổ đĩa cứng hoạt động bằng cơ. Cùng một chức năng với HDD, tuy nhiên SSD có cấu tạo không gồm lớp từ trên bề mặt đĩa cứng. Các dữ liệu sẽ được lưu trữ các con Chip bộ nhớ flash kết hợp với nhau. Nhờ điều này, ngay cả khi không được cung cấp điện, hệ thống dữ liệu được lưu trên ổ SSD vẫn được lưu trữ.

Ổ cứng SSD 2.5 inch

Ổ cứng SSD 2.5 inch

b. Ổ cứng HDD là gì?

Ổ cứng HDD là ổ đĩa cứng hoạt động bằng cơ, được biết tắt bởi Hard Disk Drive. Với HDD, các dữ liệu sẽ được lưu trên các phiến đĩa ( platter). Cơ chế hoạt động của HDD đó là đầu từ của ổ sẽ tiến hành quét lên toàn bộ phiến đĩa, đến khi tìm đúng file cần xử lý. Điều này sẽ khiến bạn mất một khoảng thời gian, tuy nhiên con số này là rất rất nhỏ nên đôi khi chúng ta không thể nhận ra. Tuy nhiên, khi lượng dữ liệu lưu trữ lớn hơn, chúng ta sẽ thấy rõ sự chậm chạp của tốc độ truy xuất file.

Ổ cứng HDD WD 1TB

Ổ cứng HDD WD 1TB

3. Hướng dẫn phân biệt nhanh ổ cứng SSD và HDD

Về cơ bản, tác dụng của SSD và HDD là tương tự nhau, đều giúp người dùng lưu trữ dữ liệu, các phần mềm, chương trình có trên máy tính. Do đó, cách duy nhất để phân biệt SSD và HDD đó là dựa vào một số đặc điểm dưới đây. 

  • Ổ cứng HDD: Là một khối hộp bao gồm một loạt đĩa phẳng được phủ lớp sắt từ bên trên. Dữ liệu được đọc và ghi rồi di chuyển từ vùng này sang vùng khác của đĩa. Đây là ổ cứng có tính chất "cơ học" nên nó khá dễ hỏng khi gặp va chạm.

 

  • Ổ cứng SSD: Loại ổ cứng thể rắn này có kích thước nhỏ gọn, lưu trữ thông tin trên bộ nhớ flash. Bộ nhớ này là tổ hợp các mạch riêng lẻ lưu trữ các bit mà bộ điều khiển có thể truy cập nhanh. Laptop thường ưu tiên sử dụng loại ổ này hơn bởi SSD có khả năng chống sốc trong khi HDD lại có thể bị vỡ, hỏng khi chẳng may rơi máy.

Không khó để phân biệt nhanh SSD và HDD

Không khó để phân biệt nhanh SSD và HDD

4. So sánh ổ cứng SSD và HDD, nên mua loại nào?

Khi máy tính sắp hết dung lượng lưu trữ, chắc hẳn, bạn đã từng băn khoăn giữa 2 lựa chọn: ổ cứng truyền thống HDD với chi phí rẻ hơn hay một ổ SSD giúp máy gia tăng hiệu suất nhưng giá thành lại cao hơn. Dưới đây sẽ là một số so sánh SSD và HDD nhanh về hai loại ổ cứng này thông qua các tiêu chí tốc độ, dung lượng, độ bền. 

Về tốc độ: SSD>HDD

Hai loại ổ này có tốc độ xử lý khác biệt nhau rất lớn, thể hiện rõ nhất trong các hoạt động như:

  • Thao tác đọc/ghi tuần tự: Tốc độ khi sao chép, di chuyển các tệp có dung lượng lớn như phim của SSD và HDD có sự khác biệt rõ rệt. Với HDD, tốc độ sao chép là 30-150MB/giây trong khi SSD là 500MB/giây, thậm chí là 3000-3500MB/giây với các bản SSD NVME mới. Ví dụ: khi sao chép một bộ phim 20GB, SSD sẽ chỉ mất khoảng 40 giây còn với HDD, bạn có thể phải mất tới 2-5 phút.

 

  • Thao tác mở chương trình hoặc duyệt web: Ở HDD, tốc độ dao động từ 0.1-1.7 MB/giây. Với SSD, tốc độ từ 50MB/giây trở lên.ổ cừng ssd cho tốc độ vượt trội so với hdd

Giá tiền/dung lượng lưu trữ: SSD<HDD

Cùng một số tiền bỏ ra, khi mua SSD bạn sẽ được ít dung lượng hơn so với HDD. Thông thường, phạm vi lưu trữ của hai loại ổ khá đa dạng, từ 128GB đến 2TB. Với nhu cầu lưu trữ nhiều hơn của các doanh nghiệp thì ổ cứng sẽ có dung lượng lớn từ 4TB đến 20TB

Về tuổi thọ: SSD>HDD

Nhờ vào nguyên tắc cân bằng độ mòn, bộ điều khiển SSD đảm bảo rằng các hoạt động ghi được trải đều để giảm thiểu độ mòn của các mạch. Bên cạnh đó, các ổ SSD hiện nay hầu như đều có chứa các mạch dự phòng sẽ thay thế các mạch bị hỏng. Đây là cách quản lý và phân bổ khá hợp lý, giúp tuổi thọ kéo dài và ít khi gặp hỏng hóc.

ssd m2 2280

Mức độ phù hợp với PC Gaming, laptop chơi game: SSD>HDD

PC gaming phải xử lý một lượng dữ liệu khổng lồ bởi sự đa dạng, phức tạp của đồ họa và kỹ xảo trong game. SSD giúp quá trình tải về và chạy game nhanh hơn, không bị giật, lag, đem lại lợi thế lớn cho game thủ trong đấu trường Thể thao điện tử. 

Bạn có thể nhận ra SSD phù hợp với máy tính PC hay Laptop Gaming hơn, thông qua ví dụ sau: Quá trình load game Grand Theft Auto World chỉ mất 25 giây khi dùng máy có SSD Samsung 970 Evo Plus nhưng cần tới hơn 2 phút khi dùng máy lắp ổ HDD.

ssd nvme

Nên sử dụng ổ cứng SSD để phục vụ Gaming

Nếu bạn chỉ đang tìm kiếm một giải pháp lưu trữ dữ liệu tiết kiệm, bạn có thể chọn mua HDD. Các sản phẩm ổ cứng truyền thống này có thể cung cấp cho bạn dung lượng lớn với giá thành bình dân. 

Tuy nhiên, với ổ đĩa phục vụ hệ điều hành, phần mềm, tệp tin thường xuyên sử dụng, bạn nên nâng cấp lên SSD để có được tốc độ xử lý nhanh, giúp công việc được thực hiện hiệu quả hơn rất nhiều. Trong trường hợp bạn muốn cả hai điều đó, hãy mạnh tay chi một khoản để lắp cả hai loại ổ cứng này, biến máy tính cá nhân trở thành thiết bị tối ưu, có thể giải quyết bất kỳ tác vụ khó nhằn nào. 

5. Một số thương hiệu sản xuất ổ cứng nổi tiếng

ổ cứng hdd

  • Ổ cứng Samsung: Samsung là tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới chỉ sau Apple. Vì vậy, không bất ngờ khi các loại ổ cứng SSD Samsung được đánh giá cao về độ gọn nhẹ, sang trọng cùng tốc độ xử lý cực nhanh. Đặc biệt, chế độ bảo hành ổ cứng của Samsung lên tới 60 tháng

 

  • Ổ cứng Seagate: Được thành lập vào năm 1979, Seagate là thương hiệu sản xuất ổ cứng lớn nhất trên thế giới. Cũng như nhiều thương hiệu khác, Seagate phân loại ổ cứng theo nhu cầu của khách hàng từ cơ bản đến nhu cầu chơi game với hiệu suất cao hay dòng ổ cứng chuyên dùng cho hệ thống camera

 

  • Ổ cứng Kingston: Nhắc đến Kingston, chúng ta thường nghĩ ngay tới những sản phẩm lưu dữ liệu cỡ nhỏ như USB, thẻ nhớ hay RAM. Tuy nhiên, ổ cứng SSD Kingston cũng là một thế mạnh của thương hiệu này với sự đa dạng về mẫu mà và đặc biệt là giá thành có phần rẻ hơn 2 thương hiệu kể trên

 

ssd kingston

 

  • Ổ cứng Western Digital: Là đối thủ trực tiếp với Seagate, WD cũng phân loại sản phẩm của mình theo nhu cầu của khách hàng. Ổ cứng WD có độ tương thích cao với cả máy tính bàn và laptop. Sản phẩm của Western Digital đã đạt chứng nhận của WD F.I.T Lab về độ tương thích và tin cậy

Qua bài viết, hy vọng bạn đọc đã có thêm kiến thức về ổ cứng, hiểu thêm thông tin liên quan đến sản phẩm này để có lựa chọn hợp lý nhất khi mua. Dù lắp đặt SSD hay HDD, điều quan trọng nhất vẫn là cách bạn quản lý, sắp xếp dữ liệu sao cho khoa học nhất. Bởi lẽ, khi dung lượng trong máy không còn nhiều, tình trạng treo máy, giật, lag sẽ thường xuyên xảy ra.