01 KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN (Miền Bắc)
02 KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN (Miền Nam)
03 TƯ VẤN CAMERA, THIẾT BỊ VĂN PHÒNG
04 HỖ TRỢ KỸ THUẬT, BẢO HÀNH
Tổng Đài Kỹ thuật - Bảo Hành: 0243.877.7777 Nhánh 1
Hotline Bảo Hành: 083.5555.938
ZaloHotline Kỹ Thuật: 0396.164.356
05 GÓP Ý, KHIẾU NẠI, PHẢN ÁNH DỊCH VỤ
Tất cả danh mục
CHÍNH SÁCH
HỖ TRỢ
Bất kỳ ai khi đang tìm hiểu về màn hình máy tính thì sẽ thường xuyên gặp phải các khái niệm như "DisplayPort", "HDMI", "VGA", "DVI-D",... Đến đây thôi thì chúng ta có thể hình dung được rằng, tất cả 4 khái niệm kia đều chỉ chuẩn kết nối xuất hình. Tuy nhiên, DisplayPort là cái tên xuất hiện muộn nhất và ít được biết đến. Vậy cụ thể DisplayPort là gì? Các phiên bản chuẩn kết nối DisplayPort có gì khác nhau. Hãy cùng tìm hiểu ở bài viết sau đây.
DisplayPort (DP) là chuẩn kết nối kỹ thuật số giữa các thiết bị điện tử với nhau. Nó có thể xuất cùng lúc dữ liệu hình ảnh và âm thanh có chất lượng cao từ nguồn xử lý đến màn hình hiển thị. DP được phát triển bởi một tập hợp các nhà sản xuất chip xử lý máy tính và được công nhận chuẩn hóa bởi Hiệp hội tiêu chuẩn điện tử Video (VESA). Trong số các ông lớn thuộc thành viên của VESA thì AMD, NVIDIA, Intel, HP, Dell, Asus,.. là những cái tên đã quá quen thuộc với chúng ta. Điều đó khẳng định việc DisplayPort được công nhận tiêu chuẩn VESA thì chất lượng không phải bàn cãi.
Mô hình nguyên lý hoạt động của cáp kết nối DisplayPort
Tính tới thời điểm hiện tại thì các chuẩn DisplayPort đã được biến thể và có nhiều cải tiến so với khi ra mắt vào năm 2006. Chúng ta có thể biết đến các loại cổng DisplayPort như sau: DP 1.0 - 1.1, DP 1.2, DP 1.2a, DP 1.3, DP 1.4, DP 1.4a, và DP 2.0. Mỗi phiên bản khác nhau thì có băng thông và khả năng truyền tải dữ liệu khác nhau. Chi tiết tham khảo dưới đây nhé:
Các phiên bản DP 1.0 lần lượt được VESA công bố vào ngày 3/5/2006, bản 1.1 vào ngày 2/4/2007 và DP 1.1a vào ngày 11/1/2008.
- Chuẩn DisplayPort từ 1.0 đến 1.1a đều có băng thông tối đa là 10,8 Gb/s qua 4 làn truyền tải dữ liệu. Tuy nhiên, để quá trình truyền tải dữ liệu được ổn định thì chiều dài của dây phải ngắn hơn 2 mét.
- Chuẩn 1.1 ra mắt sau, nhưng trong thiết kế đã bắt đầu cho phép dùng sợi cáp quang để sản xuất, nó giúp tăng thêm độ dài của dây và tín hiệu đường truyền tốt hơn. Lúc này DP chuẩn 1.1 có thể truyền dữ liệu với hai chế độ khác nhau, chế độ tốc độ cao có tên là HBR (High Bit Rate) và chế độ có tốc độ thấp hơn là RBR (Reduced Bit Rate). Tốc độ truyền dữ liệu tối đa của HBR là 8,64 Gb/s nếu hoạt động trên cả 4 làn truyền dữ liệu cùng lúc. Ngoài ra nó còn có thêm tính năng mã hóa bằng HDCP (High-bandwidth Digital Content Protection) và DPCP (DisplayPort Content Protection) để tránh bị sao chép lậu hình ảnh, âm thanh.
- DisplayPort 1.1 hỗ trợ truyền dữ liệu hình ảnh 3D có độ phân giải 1080p ở tần số quét 60Hz.
Chuẩn DisplayPort 1.2 và 1.2a đều được VESA giới thiệu vào ngày 7/1/2010. Chúng gồm cải tiến đáng chú ý so với thế hệ trước bao gồm:
- Chế độ truyền dữ liệu HBR2 mới, giúp tăng tốc độ truyền tối đa là 17.28 Gb/s (băng thông tối đa đạt 21,6 Gb/s) và cải thiện tần số quét, độ phân giải cũng như độ sâu màu sắc hiển thị.
- Từ DP 1.2 trở đi thì nó còn được hỗ trợ MST (Multi Stream Transport), cho phép truyền nhiều luồng hình ảnh và âm thanh chỉ với 1 sợi cáp. Nó còn biết đến với tên gọi Daisy Chain giúp người dùng sử dụng đa (nhiều) màn hình nhưng không cần cắm nhiều sợi cáp kết nối vào VGA (thiết bị xuất hình ảnh) mà chỉ cần nối các màn hình đó lại với nhau.
- Chuẩn 1.2 nâng khả năng truyền tải dữ liệu lên tới 120Hz ở độ phân giải 1080p.
- Hỗ trợ hình ảnh xuất ra với nhiều dải màu hơn như xvYCC, scRGB, Adobe RGB 1998; Nhiều chuẩn âm thanh hơn như DRA, Dolby MAT, DTS HD cũng như tính năng đồng hình ảnh và âm thanh Lip-sync. Nâng băng thông kênh AUX lên từ 1 Mb/s lên 720 Mb/s.
- Chuẩn DisplayPort 1.2a được thêm tính năng tùy chọn Adaptive Sync (công nghệ đồng bộ khung hình), cải thiện độ ổn định của công nghệ AMD FreeSync. Tuy nhiên, bởi vì là tùy chọn nên các thiết bị dùng chuẩn 1.2a cũng không nhất thiết phải có Adaptive Sync.
Chuẩn DisplayPort 1.3 được giới thiệu vào ngày 15/9/2014 và mang nhiều cải tiến so với thế hệ tiền nhiệm:
- Chế độ truyền tải dữ liệu HBR3, giúp tăng tốc độ truyền tối đa lên 25.92 Gb/s (băng thông tối đa - 32,4 Gb/s), lúc này hình ảnh được truyền đi có độ phân giải lên đến 8k - 30Hz.
- Nâng độ phân giải khi bật tính năng MST lên 4K - 60Hz. Cho phép kết nối 4 màn hình có độ phân giải WQXGA (2560*1600pixel) – 60Hz.
- Nâng cao khả năng bảo mật với tính năng HDCP 2.2.
- Hỗ trợ thêm tính năng Dual-Mode để truyền hình ảnh theo các chuẩn HDMI và DVI thông qua cổng chuyển đổi.
Chuẩn DisplayPort 1.4 được giới thiệu vào ngày 1/3/2016. 1.4a vào tháng 4/2019 và cũng mang nhiều thay đổi so với 1.3 (nhưng vẫn dùng chế độ truyền dữ liệu HBR3).
- Hỗ trợ thêm tính năng DSC 1.2 (Display Stream Compression) và FEC (Forward Error Correction).
- Có khả năng tương thích ngược với các chuẩn VGA, DVI và HDMI 2.0 thông qua đầu chuyển đổi.
- Hỗ trợ HDR Meta Transport để dễ dàng truyền các tệp hình ảnh HDR mới.
- Tích hợp DP 1.4 vào các đầu USB-C và Thunderbolt.
- Hỗ trợ truyền dữ liệu âm thanh 32 kênh cùng mọi định dạng âm thanh có mặt trên thị trường lúc này.
- DisplayPort 1.4a được nâng cấp tính năng DSC 1.2 lên DSC 1.2a.
- Đây được xem là những chuẩn kết nối DisplayPort sử dụng phổ biến nhất hiện nay.
Chuẩn DisplayPort 2.0 được VESA giới thiệu vào ngày 26/6/2019 với nhiều nâng cấp so với các phiên bản trước:
- Nâng tốc độ truyền tải dữ liệu tối đa lên 77,4 Gb/s (băng thông tối đa - 80 Gb/s), tốc độ nhanh gấp 3 lần so với chuẩn 1.4a tiền nhiệm.
- Hỗ trợ tần số quét và HDR ở độ phân giải cao (8K - 60Hz cùng với HDR10).
- Nâng cao trải nghiệm khi sử dụng các công nghệ thực tế ảo VR và AR- hỗ trợ độ phân giải VR lên tới 4k.
- Giữ nguyên hiệu suất truyền tải dữ liệu trên cổng USB-C.
- Chuẩn DisplayPort 2.0 hiện nay đã có thể truyền tải hình ảnh có độ phân giải và tần số quét cao hơn. Ngoài độ phân giải 8K - 60Hz đã được đề cập ở trên, thì chuẩn DisplayPort 2.0 còn có thể xuất video ở nhiều mức khác nhau như:
* Một màn hình đơn:
- Độ phân giải 16K@60Hz, 30 bit/pixel, HDR, hỗ trợ dãy màu RGB hoặc Y′CBCR 4:4:4 (nếu nén dữ liệu bằng tính năng DSC).
- Độ phân giải 10K@60Hz, 24 bit/pixel, SDR, hỗ trợ dãy màu RGB hoặc Y′CBCR 4:4:4 (không nén).
* Hai màn hình cùng lúc:
- Độ phân giải 8K@120Hz, 30 bit/pixel, HDR, hỗ trợ dãy màu RGB hoặc Y′CBCR 4:4:4 (nếu nén dữ liệu bằng tính năng DSC).
- Độ phân giải 4K@144Hz, 24 bit/pixel, SDR, hỗ trợ dãy màu RGB hoặc Y′CBCR 4:4:4 (không nén).
* Ba màn hình cùng lúc:
- Độ phân giải 10K@60Hz, 30 bit/pixel, HDR, hỗ trợ dãy màu RGB hoặc Y′CBCR 4:4:4 (nếu nén dữ liệu bằng tính năng DSC).
- Độ phân giải 14K@90Hz, 30 bit/pixel, HDR, hỗ trợ dãy màu RGB hoặc Y′CBCR 4:4:4 (không nén).
Thông tin chi tiết về tốc độ truyền tải dữ liệu của DisplayPort
DisplayPort được thiết kế với hai kích cỡ và có 20 chân tiếp xúc. Một phiên bản có kích thước đầy đủ và một giải pháp thay thế nhỏ hơn có tên Mini DisplayPort (do Apple sản xuất). Mini DisplayPort phù hợp với cổng Thunderbolt trên máy Apple.
Kết nối Mini DisplayPort trên các thiết bị của Apple
Trên đây là những thông tin cơ bản về chuẩn kết nối DisplayPort để bạn có thể tham khảo. Phần nào những kiến thức này đã có thể giúp bạn trả lời được câu hỏi DisplayPort là gì và những phiên bản khác nhau của DP. Những màn hình ngày này phần lớn đã dùng chuẩn xuất hình cao cấp này nên bạn có thể thoải mái lựa chọn model phù hợp với bản thân nhé.
Tin khuyến mãi - tuyển dụng