linh_vat

DANH MỤC SẢN PHẨM

Tin tức Tin tức công nghệ Máy tính chơi game Máy tính Workstation Review sản phẩm Máy tính văn phòng Tin khuyến mãi Tuyển dụng Dịch vụ IT văn phòng Dự án văn phòng Thông tin hoạt động

Cách lựa chọn máy tính đồ họa 2021 trong học tập và làm việc

2099 Views -

Đối với máy tính, chúng ta có nhiều nhu cầu khác nhau bao gồm máy tính chơi gamemáy tính văn phòng hay máy tính làm đồ họa. Mỗi mục đích sử dụng lại có 1 cách xây dựng cấu hình tối ưu, phù hợp với từng chuẩn yêu cầu riêng. Bài viết này sẽ trọng tâm đề cập đến cách lựa chọn máy tính đồ họa 2021 sao cho tiết kiệm chi phí mà khả năng làm việc được tốt nhất. Dùng máy tính cho phần mềm gì thì phải bỏ bao nhiêu tiền để mua, tham khảo ngay dưới đây.

cách chọn máy tính 2021

Chọn máy tính làm thiết kế như thế nào?

1. Những yếu tố ảnh hưởng khi mua bộ máy tính đồ họa

Có rất nhiều khía cạnh, yếu tố ảnh hưởng đến việc chọn lựa bộ máy tính ra sao.để phù hợp với nhu cầu sử dụng của mỗi người. Và cũng không có giới hạn nào khi chúng ta build máy tính để làm đồ họa cả. Tuy nhiên, dựa trên thực tế thì có thể chia ra thành 1 số vấn đề như sau: 

yếu tố ảnh hưởng đến máy tính đồ họa

Ngân sách ảnh hưởng chính đến việc chọn lựa máy tính có chất lượng thế nào

1.1. Ngân sách quyết định chất lượng máy tính

Build bộ cây PC đồ họa như thế nào là tốt nhất? Đây là câu hỏi chung mà các bạn thường đặt ra để hỏi khi tìm hiểu trước khi mua máy tính. Thật sự rất khó để có thể đưa ra câu trả lời cho câu hỏi này. Bởi vì không có đơn vị hay tổ chức nào đánh giá chất lượng của 1 bộ máy tính cụ thể. Chúng ta biết đến một số bộ chỉ vài triệu, nhưng cũng có nhiều bộ lên tới hàng trăm triệu đồng.

Điều hiển nhiên, giá tiền của mỗi bộ máy tính sẽ phụ thuộc vào mức tài chính của người mua. Chính vì thế, để có một sản phẩm chất lượng nhất, hãy cân đối tài chính của bản thân sao cho phù hợp với nhu cầu làm việc hoặc tham khảo từ những người có kinh nghiệm tư vấn sản phẩm trong tầm giá có thể chi trả.

1.2. Nắm rõ mức độ làm việc đồ họa của bản thân

Việc biết rõ mình làm gì, cần gì chính là yếu tố quyết định người mua cần bỏ ra bao nhiêu tiền để xây dựng cấu hình máy tính. Với những ai làm việc ở mức độ yêu cầu thấp thì một bộ máy vài triệu đồng cũng có thể đáp ứng. Nếu những công việc nặng hơn thì bạn phải xem mức độ công việc của mình yêu cầu như thế nào từ phần mềm cần dùng.

Ví dụ: Nếu bạn làm về đồ họa 2D, chỉ chỉnh sửa hình ảnh hay làm poster thì không cần để ý quá nhiều về thông số cấu hình máy tính. Mặt khác, nếu bạn làm các công việc như chỉnh sửa, edit, cắt ghép video, kỹ xảo VFX hoặc dựng vẽ mô phỏng lực, AutoCad, 3Ds Max, Modeling, Simulator... thì bắt buộc yêu cầu phải trang bị CPU tốt hơn, card đồ họa tốt hơn, đồng nghĩa mức giá khi mua máy tính cũng sẽ cao hơn.

1.3. Bạn là sinh viên hay người đi làm

Trên thực tế, dù bạn là sinh viên hay người đi làm có kinh nghiệm lâu năm - làm việc với những dự án công trình lớn liên tục, cường độ cao và chuyên nghiệp thì vấn đề xây dựng cấu hình máy tính vẫn bị ảnh hưởng chính từ mức chi phí bạn bỏ ra. Với việc là sinh viên, nhu cầu sử dụng máy tính không chỉ riêng làm việc mà còn giải trí nữa. Lúc này, người dùng hãy chọn lựa thật kỹ để vừa có thể học tập tốt mà vẫn giải trí thoải mái.

Một điều tất yếu chúng ta chấp nhận rằng, cường độ thao tác công việc càng nhiều, càng nặng thì chiếc máy tính PC của bạn phải càng mạnh để phục vụ công việc đó. Mà máy tính càng mạnh đồng nghĩa ngân sách càng cao và tốn nhiều chi phí. "Tạo ra giá trị càng lớn thì giá trị càng cao".

1.4. Có cần đầu tư tản nhiệt tốt để làm đồ họa không?

Các công việc xử lý trên máy tính càng nặng thì lượng nhiệt mà hệ thống tạo ra càng lớn. Nó ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu suất, cũng như hiệu quả làm việc của một bộ máy tính PC. Ngày nay, việc xây dựng cấu hình phục vụ cho.nhu cầu đồ họa thì yếu tố tản nhiệt là không thể thiếu. Việc cắt bớt tản nhiệt có thể ảnh hướng nhiều tới trải nghiệm của người sử dụng khi thực hiện thao tác đồ họa nặng trong thời gian dài. 

Ví dụ: Với CPU Intel Core i9 10900K cắt giảm tản riêng và sử dụng tản stock chính hãng của Intel hoặc CPU nào khác có sẵn tản thì sẽ không thể phát huy sức mạnh của CPU này. Rất dễ gặp phải các tình trạng CPU nóng lên mức 90 độ hoặc có thể hơn và dẫn tới tình trạng dump xanh thường xuyên. Thậm chí, khuyến cáo khi sử dụng CPU Intel Core i9 10900K cần trang bị 1 bộ tản nhiệt nước.

1.5. Chọn RAM bao nhiêu thì đủ cho máy tính đồ họa?

Việc bộ máy tính trang bị dung lượng bộ nhớ Ram lớn sẽ tốt cho công việc hơn. Đặc biệt khi nhu cầu sử dụng máy tính làm đồ họa nặng, tối thiểu phải có 16GB RAM. Với những phần mềm như V-Ray, 3D MAX, Solid Work,... nếu thực hiện các lệnh trên file dung lượng nặng thì nên nâng lên RAM 32GB để đảm bảo tốc độ truyền tải dữ liệu lên CPU được nhanh chóng và không bị tắc nghẽn.

Việc bus RAM nên chọn bao nhiêu sẽ phụ thuộc vào bo mạch chủ và CPU đang sử dụng hỗ trợ như thế nào. Bus RAM càng cao sẽ giúp cho tốc độ Render file nhanh hơn. Mức giá thành chênh lệch giữa các RAM có chuẩn bus khác nhau cũng không cao. Nên thay vì sử dụng Ram Bus RAM thông thường hiện nay là 2666MHz, thì hãy trang bị bộ RAM có Bus 3000MHz trở lên để cải thiện tốc độ truyền tải dữ liệu lên mức cao nhất.

1.6. Cần dùng Card đồ họa rời mạnh không?

Đa phần các phần mềm đồ họa như Photoshop, AI, Premiere,... thường sử dụng CPU để xử lý các tác vụ liên quan, thì chúng vẫn sử dụng GPU để chỉnh sửa, tinh chỉnh hình ảnh. Chưa kể khi làm các công việc nặng thì GPU đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong làm 3D modeling và rendering cho Cinema4D, Blender,... Chúng yêu cầu dung lượng VRAM cao, nhiều nhân tính toán cũng như khả năng xử lý hình ảnh tốt từ GPU.

1.7. Lựa chọn kỹ càng trước khi mua máy tính

Máy tính đồ họa thường có hiệu năng cao và mức giá cũng không hề rẻ. Chính vì vậy, nên chọn những đơn vị, cửa hàng uy tín để mang về cho mình những bộ máy tính PC chất lượng. Các bộ máy tính PC phải được đảm bảo về thời gian bảo hành cũng như thực hiện các chính sách bảo hành một cách "chuẩn chỉ".

2. Chọn máy tính đồ họa theo nhu cầu - ngân sách 

Với mỗi mức ngân sách khác nhau - chúng ta sẽ có thể lựa chọn được những mẫu cấu hình máy tính đồ họa có giá thành khác nhau. Dưới đây là một số lựa chọn để người dùng tham khảo giá của bộ máy tính theo từng mức chi phí:

2.1 Ngân sách PC dao động từ 15 triệu đồng

Với các phần mềm Render 3D, Edit video, chỉnh sửa ảnh như bộ Adobe Pro (Premiere – After Effect – Ai – PTS…), Camtasia, Corel, Sonyvegas, ta sẽ có thể lựa chọn các cấu hình như sau:

- Cấu hình đề nghị:

  • CPU: Intel Core i3 10100 (4 nhân/8 luồng)
  • MAIN: Chipset Intel H470
  • RAM: 16GB DDR4
  • GPU: GeForce GTX 1650 4GB
  • SSD: SATA 240GB
  • PSU: 500W

- Chi tiết bộ máy tính có cấu hình tương tự tại: PC Adobe i3 10100 GTX 1650

2.2. Ngân sách PC dao động 20 - 25 triệu đồng

Ở tầm ngân sách 20Tr trở lên là người dùng có thể trang bị bộ combo CPU Core i5 11400/Ryzen 5 5600X + RAM 16G DDR4 cho các ứng dụng thiên về 2D - dựng hình ảnh cần đến mức xung nhịp CPU cao hơn. 

Trong nhu cầu làm việc trên bộ phần mềm dựng phim ảnh 2D như: Adobe Premiere Pro, Camtasia, Sonyvegas... hoặc tập trung cho khâu dựng hình 3D nặng như các bản vẽ nội thất cổ điển, ngoại thất quy hoạch, phối cảnh phức tạp thì nên sử dụng cấu hình sau:

- Cấu hình đề nghị:

  • CPU: Intel Core i5 11400 (6 nhân/12 luồng)
  • MAIN: Chipset Intel B560
  • RAM: 16GB DDR4
  • GPU: GeForce GTX 1650 4GB
  • SSD: M.2 NVMe 256GB
  • HDD: SATA 500GB
  • PSU: 600W

- Chi tiết bộ máy tính có cấu hình tương tự tại: PC đồ họa i5 11400 - GTX 1650

2.3. Ngân sách PC trong tầm giá 30 - 50 triệu đồng

Trong phân khúc 30Tr, chúng ta sẽ theo 2 hướng build từ CPU Intel Core i7 và AMD Ryzen 7 nhưng có nâng cấp các tùy chọn khác lên cao hơn như RAM và Card đồ họa rời VGA. Nếu các bạn theo hướng 2D làm đồ họa Render - Edit Video - chỉnh sửa ảnh thì chọn Core i7. Còn theo hướng 3D Render nhiều thì chọn CPU AMD Ryzen 7. Ngoài ra, nếu bạn cần Livestream trực tuyến thì các cấu hình cao trong tầm giá này đều đều đáp ứng tốt. Cấu hình tham khảo như dưới đây:

- Cấu hình đề nghị 1:

  • CPU: Intel Core i7 11700 (8 nhân/16 luồng)
  • MAIN: Chipset Intel B560
  • RAM: 16GB DDR4
  • GPU: GeForce GTX 1660 Super 6GB
  • SSD: M.2 NVMe 256GB
  • HDD: SATA 1TB
  • PSU: 650W

- Cấu hình đề nghị 2: 

  • CPU: AMD Ryzen 7 5800X (8 nhân/16 luồng)
  • MAIN: Chipset AMD B550
  • RAM: 16GB DDR4
  • GPU: Radeon RX 6700XT 8GB
  • SSD: M.2 NVMe 256GB
  • HDD: SATA 1TB
  • PSU: 700W

2.4. Ngân sách PC cao cấp từ 50 triệu đồng trở lên

Ở mức ngân sách này thì có rất nhiều sự lựa chọn tốt - đáp ứng các nhu cầu cao của người dùng. Tùy thuộc vào nhu cầu máy tính đa năng hay máy chuyên biệt cho 1 phần mềm nhất định mà ta có những tối ưu riêng cho từng cấu hình. Hầu hết ở tầm phân khúc giá như thế này, thì chúng ta sẽ sử dụng bộ vi xử lý CPU Intel Core i9 và AMD Ryzen 9 với xung nhịp xử lý cao và nhiều nhân làm việc trong cùng 1 lúc.

Với các nhu cầu dựng hình 3D không quá nặng như nội thất hiện đại hay các model đơn giản, chỉ cần tập trung tối đa.cho tốc độ Render thì các cấu hình chạy 2 CPU Xeon E5 hoặc AMD Threadripper là những lựa chọn rất phù hợp hơn. Với số lượng luồng xử lý lên tới 48 - 56 - 64 - 72 - 88,... thì tốc độ Render sẽ đạt được vượt trội hơn.so với các cấu hình chạy Intel Core i7, i9 hay AMD Ryzen 7, Ryzen 9.

Ngoài ra, với 50 triệu tại thời điểm này - bạn đã có thể build được một bộ máy tính với các trang bị khủng cho bộ PC để bàn bao gồm CPU Intel Core i9/ AMD Ryzen 9 kết hợp cùng dàn card đồ họa rời GeForce RTX 3000 series, Quadro RTX 4000, RTX A5000,... Những cây máy tính này làm việc đồ họa thì luôn cho hiệu suất cao.

- Cấu hình đề nghị 1:

  • CPU: Intel Core i9 11900 (8 nhân/16 luồng)
  • MAIN: Chipset Intel Z590
  • RAM: 32GB DDR4
  • GPU: Quadro RTX 4000 8GB
  • SSD: M.2 NVMe 512GB
  • HDD: SATA 2TB
  • PSU: 750W

- Cấu hình đề nghị 2:

  • CPU: AMD Ryzen 9 5900X (12 nhân/24 luồng)
  • MAIN: Chipset AMD X570
  • RAM: 32GB DDR4
  • GPU: Radeon RX 6800XT 16GB
  • SSD: M.2 NVMe 512GB
  • HDD: SATA 2TB
  • PSU: 850W

Lưu ý: 

- CPU Intel Core i7 10700 có tốc độ xử lý xung nhịp Turbo boost 4.8GHz cùng 8 nhân xử lý cho sức mạnh làm việc rất tốt. Mức xung nhịp cao nhất đạt được là 4.8GHz và test Full load tất cả các nhân lên tới 4.5Ghz nên gần như đáp ứng được mọi nhu cầu phần mềm đồ họa từ dựng hình tới Render hay cả Livestream trực tuyến Game,…

- RAM hệ thống 16GB DDR4 đủ cho hầu hết các ứng dụng phần mềm.

- Với nhu cầu làm các phần mềm 3D và Render như 3Ds Max, Sketchup – Vray, Corona , Maya, Cinema4D… ta sẽ lựa chọn nền tảng AMD Ryzen 7 3700X / Ryzen 9 3900X  để có lợi về số nhân xử lý lên tới 8 nhân 16 luồng.

- Trang bị GPU càng khỏe sẽ giúp hệ thống tổng thể của bộ máy tính làm việc nhanh và mượt hơn trên tất cả các phần mềm.

Video test hiệu năng làm việc đồ họa 8K của bộ đôi i9 10900K vs RTX 3090

THAM KHẢO CẤU HÌNH MÁY TÍNH ĐỒ HỌA KHÁC

Với sự phát triển mạnh mẽ của thị trường phần cứng máy tính, các thế hệ sản phẩm mới.ra đời với trang bị công nghệ mới làm cho người dùng dễ bị phân vân trong việc chọn mua chiếc máy xử lý đồ họa chuyên nghiệp mà tối ưu nhất trong từng ngân sách đầu tư. Chúng tôi hy vọng rằng những chia sẻ từ bài viết trên về việc chọn máy tính đồ họa 2021 sẽ giúp bạn chọn được bộ máy tính ưng ý nhất cả về hiệu năng lẫn giá thành sản phẩm. Nếu cần thêm những sự tư vấn chi tiết, cụ thể hơn với từng nhu cầu riêng. Liên hệ ngay Hotline 1800 6321 hoặc trang Fanpage Minh An Computer Gaming - Workstation để biết thêm thông tin.