linh_vat

DANH MỤC SẢN PHẨM

SẮP XẾP SẢN PHẨM

Những người sử dụng PC Workstation có cấu hình mạnh thường phục vụ các công việc liên  quan đến đồ họa, thiết kế, render,... Tuy nhiên, phần lớn họ lại không có nhiều kiến thức để lựa chọn máy trạm Workstation tối ưu nhất về cả hiệu năng và chi phí. 

Bài viết dưới đây, Minh An Computer sẽ cung cấp thông tin chi tiết về máy tính trạm Workstation và giới thiệu các máy tính trạm đang bán chạy nhất của chúng tôi. 

1. Máy trạm Workstation là gì?

Máy trạm Workstation là những máy tính chuyên dụng, được thiết kế phục vụ cá nhân hoặc tổ chức có nhu cầu sử dụng máy tính cấu hình cao trong công việc. Máy trạm được dùng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như đồ họa, kiến trúc, thiết kế, render video dựng hình ảnh,...

 

Máy trạm không chỉ có cấu hính và hiệu năng mạnh mẽ mà còn có khả năng hoạt động bền bỉ 24/24h mà không bị tụt giảm hiệu năng hay lỗi hỏng vặt như những bộ máy thông thường.

 

Máy trạm Workstation

Máy trạm Workstation

 

Các linh kiện trong PC Workstation được chọn lọc kỹ lưỡng, đáp ứng được công suất làm việc cực lớn, liên tục trong thời gian dài. Khi chọn cấu hình máy, cần chú ý đến các điểm dưới đây: 

  • CPU đa nhân/đa luồng: CPU trong máy tính trạm là những bộ xử lý với số lượng nhân/luồng lớn, giúp giải quyết các vấn đề phức tạp khác nhau trong cùng một thời điểm nhất định. Những CPU tốt nhất dành cho PC Workstation nên được trang bị từ 6 nhân/12 luồng trở lên. Giúp cho các phần mềm nặng như Photoshop, Illustrator, Premiere Pro, After Effect, 3Ds Max, Sketchup,... có thể hoạt động mượt mà nhất.

 

Bạn cũng cần chú ý nên chọn CPU có model như sau: CPU Intel Core i5-10400, i5-10600, i7-10700, i9-10900, hay AMD Ryzen 5 3500, Ryzen 5 3600, Ryzen 7 3700X, Ryzen 9 3900X,… Ngoài ra, nếu muốn xử lý các công việc tính toán phức tạp thì có thể lựa chọn bộ xử lý Xeon hoặc Dual Xeon cho máy tính trạm.

 

  • Card đồ họa rời: Trong thiết kế đồ họa, GPU hay VGA (card đồ họa) là nhân tố vô cùng quan trọng. Card đồ họa tối thiểu nên lựa chọn là: GPU NVIDIA GeForce GTX 1650, GeForce GTX 1650 Super, Quadro P620, hay AMD Radeon RX 550,... Ngoài ra các model card cao cấp hơn cũng là lựa chọn bạn không nên bỏ qua: GPU NVIDIA GeForce GTX 1660 Super, RTX 2060, RTX 2060 Super, RTX 2070 Super,... hay AMD Radeon RX 5500, RX 5600, RX 5700,.... hoặc các dòng VGA chuyên dụng để tính toán và render như NVIDIA Quadro T Series, P Series, M Series...

 

  • RAM: Đối với máy tính trạm Workstation thì bộ nhớ trong RAM cần có dung lượng tối thiểu là 16GB. Dung lượng càng lớn thì thông tin lưu trữ được CPU trích xuất ra ổ cứng càng nhiều, giúp quá trình tính toán, mã hóa dữ liệu trở nên nhanh chóng hơn. Thời điểm hiện tại RAM phù hợp nhất với PC Workstation là RAM DDR4, bus 2400MHz trở lên.

 

  • Mainboard (bo mạch chủ): Việc lựa chọn bo mạch chủ cho máy tính trạm sẽ dựa vào các linh kiện kể trên của máy. Mainboard phải tương thích với CPU - RAM - Card đồ họa, nên có thêm khe cắm ổ cứng SSD NVMe.

 

  • Nguồn máy tính - PSU: Việc lựa chọn nguồn máy tính đủ công suất sẽ giúp cho các linh kiện trong máy tính trạm Workstation hoạt động ổn định và duy trì độ bền theo thời gian. Nguồn máy tính phù hợp sẽ được tính toán dựa trên các linh kiện phía trên. Thông thường sẽ cần một PSU có công suất từ 600-1000w cho tổng các linh kiện của máy.

 

  • Ổ cứng: Những chiếc PC Workstation thường sử dụng để phục vụ các công việc với khối lượng dữ liệu khổng lồ. Do đó, máy tính cần đáp ứng được ổ cứng lưu trữ có dung lượng cao. Có thể lắp đặt một ổ cứng SSD có dung lượng 240GB trở lên để hoạt động hệ điều hành và các phần mềm trên máy. Kết hợp với đó là một ổ cứng HDD có dung lượng 1TB giúp lưu trữ file dữ liệu, các tài liệu cần thiết,... 

2. Top 10 máy trạm Workstation được ưa thích nhất 2021

Dưới đây, Minh An Computer sẽ giới thiệu cho bạn top 10 máy trạm Workstation được người dùng đánh giá tích cực và được sử dụng nhiều nhất.

 

Máy tính trạm workstation

Máy tính trạm workstation

Máy trạm Thiết Kế Đồ Họa

Hiện tại, có rất nhiều sản phẩm máy trạm thiết kế đồ họa theo từng mức giá khác nhau. Minh An Computer đưa ra một số lựa chọn dựa trên từng khoảng giá nhất định để khách hàng có thể tham khảo : 

Giá khoảng 15 triệu

Với các phần mềm thiết kế như Render 3D, Edit video, chỉnh sửa ảnh như bộ Adobe Pro (Premiere – After Effect – Ai – PTS…), Camtasia, Corel, hay ngay cả dựng hình Cad, Cam, Sketchup, 3dmax, ta sẽ có thể lựa chọn cấu hình như sau:

  • CPU: Intel Core i5 10400
  • GPU: GeForce GTX 1650 4GB
  • RAM: DDR4 16G
  • Storage: SSD 180GB
  • Mainboard: B460/ PSU: 600W

 

Giá từ 20-25 triệu đồng:

Ở tầm ngân sách này, nếu bạn thiên về thiết kế bản vẽ 2D, dựng hình ảnh thì có thể lựa chọn CPU: Core i5 10400 / i7 10700 + RAM 16G DDR4. Đối với những người sử dụng chủ yếu để dựng và Render các bản vẽ 3D thì có thể sử dụng CPU AMD Ryzen 7 3700X / Ryzen 9 3900X + RAM 16G DDR4.

 

Ngoài ra, nếu cần làm việc với cả các phần mềm 2D như Adobe Premiere Pro, Camtasia,… và phần mềm thiết kế 3D thì nên lựa chọn máy tính trạm có cấu hình như sau:

  • CPU: Intel Core i7 10700
  • GPU: GeForce GTX 1660 6GB
  • RAM: DDR4 16GB
  • Storage: SSD 180GB
  • Mainboard: B460
  • PSU: 650W

Giá trên 30 triệu

Trong phân khúc này bạn có thể lựa chọn CPU Intel Core i7 + Core i9 và Ryzen 9 kết hợp cùng RAM có dung lượng lớn và Card đồ họa rời VGA. Nếu làm đồ họa chủ yếu là 2D, chỉnh sửa ảnh thì nên lựa chọn Core i7, Core i9. Còn thiết kế theo hướng 3D Render thì nên lựa chọn CPU AMD Ryzen 9. Dưới đây là 2 cấu hình bạn có thể tham khảo:

 

  • CPU AMD: AMD Ryzen 9 3900X/ GPU: GeForce RTX 2060 6GB/ RAM: DDR4 16GB/ Storage: SSD 256GB/ Mainboard X570/ PSU: 650W.

 

  • CPU intel: Intel Core i9 10900K/ GPU: GeForce GTX 1660 Super/ RAM: DDR4 16GB/ Storage: SSD 256GB/ Mainboard Z490/ PSU: 650W.

Máy trạm Dựng Phim, Edit video

Máy trạm Dựng Phim, Edit video

Máy trạm Dựng Phim, Edit video

Việc kết hợp nhiều đoạn clip ngắn, project với nhau để tạo ra các video đòi hỏi CPU phải có xung nhịp cao. Số nhân phù hợp với công việc dựng phim, edit video là từ 6-8 nhân. Với yêu cầu này thì bạn nên lựa chọn CPU đến từ Intel core i7 hoặc core i9 để đảm bảo hiệu năng cho máy tính edit video

 

Ngoài ra những dòng CPU dạng AMD Ryzen 9, AMD Ryzen 7 cũng là lựa chọn không hề tồi. RAM sử dụng phục vụ cho công việc dựng phim phải từ 16GB trở lên. Đối với các phần mềm dựng phim thì có thể lựa chọn các mẫu card đồ họa GTX và RTX và đảm bảo có sử dụng ổ cứng SSD có dung lượng từ 256GB - 512GB.

 

Bạn có thể tham khảo một số cấu hình máy trạm dựng phim, edit video tại đây

Máy trạm Giả Lập Nox Player

Một máy tính trạm giả Lập Nox Player thì không cần cấu hình quá cao nhưng phải đảm bảo tốt việc chạy đa nhiệm với nhiều cửa sổ hoạt động cùng một lúc. Loại máy này cần có CPU nhiều nhân/luồng xử lý tốc độ nhanh, bộ nhớ RAM có dung lượng lớn.

 

Máy trạm Giả Lập Nox Player

 

Máy trạm Giả Lập Nox Player

 

Nên lựa chọn bộ xử lý CPU thuộc dòng  Intel Core i7, i9, Xeon hay AMD Ryzen 7, AMD Ryzen 9, Ryzen Threadripper. Đặc biệt, trong đó CPU Xeon có hiệu quả tối ưu nhất trong việc chạy giả lập Noxplayer. Bộ nhớ RAM cần có dung lượng từ 16GB trở lên và ổ cứng SSD có dung lượng tối thiểu là 240GB trở lên.

 

Dưới đây là 3 mẫu cấu hình máy tính trạm tối ưu nhất mà bạn đọc có thể tham khảo. Vừa tiết kiệm chi phí đồng thời có thể mở được nhiều cửa sổ giả lập cùng lúc. 

Cấu hình máy tính chạy 10-15 NoxPlayer

  • CPU: Intel XEON E5 2678 V3 (12 nhân/24 luồng)
  • Mainboard: X99
  • RAM: DDR3 32GB
  • VGA: Radeon RX 550 GDDR5 4GB
  • Storage: SSD 256GB
  • PSU: 600W

Cấu hình máy tính chạy từ 20-25 NoxPlayer

  • CPU: Intel XEON E5 2670 (16 nhân/32 luồng)
  • Mainboard: EP2 C602
  • RAM: DDR3 32GB
  • VGA: GeForce GTX 1050Ti
  • Storage: SSD 240GB
  • PSU: 600W

Cấu hình máy tính chạy từ 25-30 NoxPlayer

  • CPU: Dual Intel XEON E5 2678 V3 (24 nhân/48 luồng)
  • Mainboard: X99
  •  RAM: DDR3 48GB
  • VGA: Radeon RX 570 GDDR5 8GB
  • Storage: SSD 256GB
  • PSU: 600W

3. Có nên mua máy Workstation cũ không?

Có rất nhiều khách hàng thắc mắc, việc mua máy Workstation cũ có thực sự là tiết kiệm? Để giải đáp được vấn đề này chúng tôi sẽ đưa ra một số thông tin dưới đây để bạn có thể tham khảo.

Có nên mua máy tính trạm cũ

Có nên mua máy tính trạm cũ

 

Chắc hẳn nếu bạn đã tìm hiểu về máy trạm thì đều biết, giá thành của dòng máy tính này không hề rẻ. Việc mua lại một chiếc PC Workstation cũ sẽ giúp bạn tiết kiệm được một khoản chi phí đáng kể. Tuy nhiên, với nhu cầu xử lý dữ liệu với khối lượng lớn thì một chiếc máy cũ sẽ khó đảm bảo được quá trình thao tác diễn ra mượt mà. Chưa kể, nếu bạn không phải là người giàu kinh nghiệm về máy tính trạm sẽ dễ mua phải hàng kém chất lượng.

 

Cùng với đó, vấn đề những người mua máy Workstation cũ thường gặp đó là các linh kiện không đồng bộ, dễ bị hư hỏng vặt. Điều này sẽ ảnh hưởng và làm gián đoạn tiến độ công việc và tốn chi phí sửa chữa.

 

Với những phân tích trên, chúng tôi đưa ra lời khuyên cho bạn đó là nên mua máy trạm Workstation mới, thay vì những máy trạm cũ giá rẻ. 

4. Tại sao nên lựa chọn máy trạm tại Minh An Computer?

Minh An Computer là địa chỉ cung cấp máy tính, máy trạm uy tín, chất lượng:

Minh An Computer - địa chỉ cung cấp máy tính trạm chất lượng

  • Khi mua các sản phẩm máy tính trạm Workstation tại MAC, quý khách hàng sẽ nhận được nhiều chương trình, các khuyến mãi hấp dẫn cùng chế độ bảo hành chính hãng tốt nhất. 
  • Cam kết mang đến cho khách hàng sản phẩm hoàn toàn mới, chính hãng 100%, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
  • Minh An Computer thường xuyên kiểm tra hiệu năng làm việc thực tế của các máy tính trạm, chắc chắn sẽ mang hiệu quả tốt nhất trong quá trình làm việc. 
  • Hỗ trợ online 24/7 khách hàng các vấn đề kỹ thuật máy tính 
  • Đổi mới sản phẩm lỗi trong vòng 30 ngày đầu tiên 
  • Vệ sinh máy và lắp ráp, cài đặt máy tính trạm miễn phí trên địa bàn Tp. Hà Nội 
  • Hỗ trợ mua máy tính trả góp với lãi suất 0%
  • Giao hàng nhanh chóng trên toàn quốc

Trên đây, chúng tôi đã cung cấp chi tiết các thông tin về PC Workstation để bạn đọc có thể tham khảo. Để lựa chọn được chiếc máy tính trạm phù hợp, phải dựa vào nhu cầu của từng cá nhân.